Bệnh trĩ sau khi sinh là điều ám ảnh rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi sau quá trình sinh nở, chị em phải đối mặt với nhiều vấn đề về hậu sản. Vậy nguyên nào khiến phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ?
- Tình trạng đau cột sống sau sinh do những nguyên nhân nào?
- Sau khi sinh mẹ bầu thèm ăn khoai tây có được không?
- Nguyên nhân do đâu khiến phụ nữ sau sinh nhức mỏi người?
Phụ nữ rất dễ bị mắc bệnh trĩ sau sinh do nhiều nguyên do
PHỤ NỮ SAU SINH MẮC BỆNH TRĨ LÀ DO ĐÂU?
Theo Giảng viên Hộ sinh của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này, thường gặp là một trong những nguyên nhân sau:
- Một số trường hợp đã bị trĩ trước hoặc trong quá trình mang thai, sau khi sinh không chú ý đến việc ăn uống, vệ sinh khiến bệnh trở nặng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, tắc búi trĩ.
- Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ không đúng cách làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng, khiến búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
- Vào ba cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn gây sức ép lên thành tĩnh mạch, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu từ về tim và phổi, khiến máu bị ứ đọng gây nên các búi trĩ ở hậu môn…
- Tình trạng nhiều chị em bị táo bón sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân bị trĩ của nhiều bà mẹ.
- Sau sinh, các bà mẹ thường có chế độ ăn khá khắt khe, uống ít nước, thường ăn nhiều chất béo mà ít chất xơ hay rau xanh… gây áp lực lên búi trĩ mỗi lần đi đại tiện, dẫn tới bệnh càng nặng.
- Nhiều chị em sau sinh thường ngồi nhiều, hay đứng quá lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Các chị em sau sinh mắc phải các bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính hay giãn phế quản… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh.
DẤU HIỆU NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT PHỤ NỮ MẮC BỆNH TRĨ SAU SINH?
Ngứa ở vùng hậu môn
Khi bị trĩ đa số ở phần hậu môn, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài nếu không được vệ sinh sạch sẽ tình trạng ngứa còn nhiều hơn, gây mất tự tin cho người bệnh.
Đau nhức ở hậu môn
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh mắc phải bệnh trĩ. Mỗi khi đại tiện hay đứng lên ngồi xuống thay đổi tư thế chị em thường thấy đau nhức ở vùng hậu môn, đôi khi đi đại tiện kèm cả máu.
Búi trĩ bị sa ra ngoài
Những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 3 trở lên các búi trĩ rất dễ bị sa, người bệnh có thể cảm nhận búi trĩ sa ra ngoài bằng tay hay qua gương soi kèm theo đó là hiện tượng xuất hiện các vết bẩn ở đáy quần, viêm da quanh hậu môn…
Chế độ ăn không phù hợp sau sinh dễ đến bệnh trĩ, cần bổ sung những thực phẩm cần thiết
MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM KHUYÊN DÙNG CHO PHỤ NỮ SAU SINH BỊ TRĨ
Những loại thực phẩm nên ăn
Một trong những cách đơn giản nhất để chữa bệnh trĩ sau sinh đó là việc thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng thường ngày một cách hợp lý. Có thể bổ sung các loại thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày để việc chữa trị được hiệu quả hơn, như:
- Đu đủ: vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ vừa lợi sữa. Có thể ăn đu đủ chín, hay hầm đu đủ với xương đều rất tốt.
- Củ cải đỏ: đặc biệt chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và rất hiệu quả trong việc điều trị.
- Rau chân vịt: chứa lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
- Chuối: chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng nhuận tràng.
- Yến mạch, quả bơ, cá bơn… có hàm lượng magie cao, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón.
Những loại thực phẩm nên tránh xa
Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung nói trên, chị em cần kiêng cữ các loại thực phẩm như rượu, bia, các món ăn cay, nóng nhiều dầu mỡ hay những các loại đồ ngọt, khô và cứng có thể gây táo bón, làm bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, chị em nên uống nhiều nước và có thể vận động nhẹ nhàng phù hợp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.