Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh động kinh thường thấy ở mọi người. Cùng chúng tôi tìm hiểu về mức độ nguy hiểm.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh động kinh
Theo Các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM, nhiều trường hợp mắc bệnh động kinh không rõ nguyên nhân, thường được gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên trong một tỷ lệ khác thì bệnh động kinh có thể do nhiều yếu tố tạo thành.
Các nguyên nhân gây bệnh động kinh:
Động kinh do mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Các tế bào thần kinh gửi “thông điệp” qua nhau là nhờ những chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như Gamma Aminobutyric Acid (GABA), Serotonin, Acetylcholine. Sự bất thường trong các chất dẫn truyền thần kinh là một yếu tố quan trọng dẫn tới xuất hiện các cơn co giật, động kinh.
Do yếu tố di truyền: Theo các chiều hướng khác nhau, phụ thuộc vào giới tính (hội chứng nhiễn sắc thể X) hoặc di truyền theo ty lạp thể ADN.
Động kinh do bất thường về các yếu tố hóa học trong não: Các kênh ion của não như kênh Na+, K+ và Ca2+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền các tín hiệu thần kinh. Bởi vậy khi có sự mất cân bằng hóa học trong các tế bào não sẽ gây rối loạn dẫn truyền thần kinh và là nguyên nhân chính gây nên các cơn vắng ý thức cùng nhiều loại cơn động kinh khác.
Nguyên nhân có thể liên quan đến sự tổn thương não bộ như: Chấn thương sọ não hoặc vùng đầu, nhiễm trùng não; sau cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não hoặc mất trí nhớ Alzheimer… hoặc ngay cả khi sốt cao co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh.
Nguyên nhân liên quan đến cấu trúc não: Chẳng hạn do bất thường ngay từ trong bào thai, hay rối loạn chuyển hóa trong não bộ bẩm sinh, do khối u não, hoặc xuất hiện các mạch máu và cấu trúc bất thường trong não không rõ căn nguyên.
Ngoài ra,theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc, hóa chất gây ảnh hưởng đến não như thuốc chống trầm cảm, rượu, ma túy… dẫn đến bệnh động kinh.
Mức độ nguy hiểm của bệnh động kinh
Chấn thương và tai nạn trong bệnh động kinh
Chấn thương khi ngã: Khi lên cơn co giật, bệnh nhân có thể ngã xuống một cách bất ngờ và va đập gây tổn thương đến cơ thể.
Chấn thương tại nhà: Tai nạn có thể xảy ra khi cơn động xuất hiện lúc bệnh nhân nấu ăn, tắm, hoặc ngã va đập vào đồ gia dụng cứng.
Tai nạn khi lái xe, lao động: Rất nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe, điều kiển máy móc, hay lao động trên cao… đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Tai nạn khi thể dục, thể thao: Nếu lên cơn co giật, bệnh nhân có thể bị đuối nước khi đang bơi lội, hoặc bị ngã khi đang tập thể dục…
Giảm khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ, đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ: Cơn động kinh gây cảm giác mệt mỏi, giảm nhận thức trí tuệ, đặc biệt là thể động kinh cơn vắng ý thức khiến trẻ lơ đãng, hay quên, không tiếp thu được kiến thức bên ngoài, điều này có thể thấy rõ trong bảng kết quả học tập của trẻ.
Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Động kinh kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải những rối loạn tâm lý như tâm thần, trầm cảm, lo âu, tiêu cực hơn là suy nghĩ tự tử bởi họ luôn tự ti về bản thân mình.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Rối loạn cảm xúc cùng sử dụng thuốc kéo dài có thể gây suy giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới. Hoặc gây dị tật tới thai nhi nếu dùng thuốc kháng động kinh không phù hợp trong thời kỳ đầu mang thai của phụ nữ.
Theo trungcaphosinh.com