Trẻ bị nghẹt mũi có thể là do nhiễm vi rút, cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, cha mẹ cần biết nguyên nhân để điều trị bệnh được hiệu quả và dứt điểm.
- Những điều cần biết về chứng rối loạn trầm cảm sau sinh
- Những mũi tiêm Vaccine cho bé không thể bỏ qua
- Lưu ý một số bệnh mà phụ nữ mang thai có thể dễ mắc phải
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nghẹt mũi xuất hiện khi các mô và mạch máu trong khoang mũi bị lấp đầy bởi quá nhiều chất lỏng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trẻ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ bị nghẹt mũi có thể là do một vài yếu tố sau:
- Cảm cúm.
- Trẻ bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa.
- Không khí khô.
- Nhiễm vi rút.
- Viêm xoang.
Triệu chứng của tình trạng nghẹt mũi như thế nào?
Khi trẻ em và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ sẽ gặp phải một vài triệu chứng kèm theo như:
- Chảy nước mũi.
- Hắt xì.
- Ho.
- Nghẹt mũi dẫn đến khó thở hoặc ngáy.
- Sốt nếu nghẹt mũi do nhiễm trùng đường hô hấp.
- Hơi thở có mùi.
Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Đối với sức khỏe mẹ và bé luôn là điều đáng lo ngại của mọi gia đình, đặc biệt khi trẻ sơ sinh và trẻ em điều trị nghẹt mũi bằng thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể cải thiện triệu chứng bệnh ở con bằng những cách dưới đây.
Dùng nước muối sinh lý
Một trong những bí quyết trị nghẹt mũi được nhiều mẹ sử dụng nhất hiện nay đó là dùng nước muối. Với đặc tính kháng khuẩn, nước muối giúp làm sạch hốc mũi, đồng thời góp phần làm loãng dịch mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý bên ngoài các tiệm thuốc tây để vệ sinh mũi mỗi ngày cho con. Hoặc phụ huynh cũng có thể tự pha nước muối tại nhà theo công thức ½ muỗng cà phê muối ăn trong 1 ly nước ấm.
Lưu ý: Tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của con mà cha mẹ sẽ rửa mũi từ 3 – 5 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng cách làm này. Bởi nước muối chứa natri khá cao có thể gây teo niêm mạc mũi, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm nặng.
Dùng dụng cụ hút rửa mũi
Dịch nhầy tích tụ quá nhiều trong mũi chính là nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi. Vì thế, để làm giảm triệu chứng này, cha mẹ có thể mua dụng cụ về và hút mũi cho con. Tuy nhiên, trước và sau khi dùng, phụ huynh nên tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và nước sôi, tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn.
Xông hơi
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, xông hơi cũng là cách làm sạch và trị nghẹt mũi được nhiều mẹ áp dụng để điều trị bệnh cho con. Hơi nước nóng trong quá trình xông sẽ giúp làm loãng dịch nhầy hình thành trong mũi. Đồng thời, xông hơi còn giúp hốc mũi thông thoáng, chấm dứt tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.
Cha mẹ có thể thực hiện biện pháp xông hơi tại nhà cho con theo những bước đơn giản sau:
- Bước 1: Nên sử dụng phòng tắm làm nơi xông hơi cho trẻ.
- Bước 2: Xả nước ấm vào bồn tắm và đóng kín cửa để hơi nóng bốc lên.
- Bước 3: Cho trẻ vào nhà tắm và tiến hành xông hơi khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Khi nhận thấy tình trạng nghẹt mũi ở con thuyên giảm, cha mẹ dùng tay vỗ nhẹ ngực con. Hành động này sẽ giúp cải thiện tình trạng hô hấp ở con.
Lưu ý: Vì niêm mạc mũi của trẻ chưa hoàn thiện nên còn khá “mỏng manh”. Do đó, trong quá trình xông hơi, cha mẹ nên hết sức lưu ý, không nên dùng nước quá nóng hay sử dụng thảo dược xông hơi cùng có mùi nồng đậm. Điều này sẽ làm con yêu của bạn khó thở. Và thời điểm xông hơi tốt nhất là vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
Vỗ nhẹ lưng
Đây cũng là cách giúp bé dễ thở và đỡ nghẹt mũi hơn. Có 2 cách vỗ lưng như sau:
- Cách 1: Cha mẹ đặt con nằm úp trên đầu gối của mình và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng của con.
- Cách 2: Đặt trẻ ngồi trên đùi và cho con hướng về phía trước 30 độ. Dùng tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng con.
Cho trẻ gối cao đầu
Đặt một chiếc gối mềm dưới đầu trẻ sao cho đầu cao hơn bàn chân. Cách làm này sẽ giúp chất nhầy thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ đã đủ 2 tuổi.
Cho con uống nhiều nước
Chất lỏng sẽ giúp chất nhầy loãng ra và thoát ra ngoài dễ dàng, giúp hốc mũi thông thoáng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên cho con uống nhiều nước trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều lần trong ngày.