1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Tại sao đa số phụ nữ đều bị đái tháo đường thai kỳ?

0

Theo một số nghiên cứu đái tháo đường thai kỳ là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Vậy đái tháo đường thay kỳ là gì, nguyên nhân do đâu chúng ta tìm hiểu nhé!

Tại sao đa số phụ nữ đều bị đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào khoảng quý 2 và 3 của thai kỳ ở các sản phụ chưa phát hiện đái tháo đường trước đó.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ là gì?

Ở phụ nữ mang thai, bào thai sản xuất ra các hormon kháng lại insulin của cơ thể. Để bù trừ lượng hormon đó, cơ thể phụ nữ cũng có cơ chế tăng cường sản xuất insulin để giữ mức đường huyết bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sản xuất đủ insulin để cân bằng lượng đường đó, tình trạng này gọi là đái tháo đường thai kỳ. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ, tình trạng này thường hết sau khi sinh nhưng nó là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Theo chuyên gia Lâm Thị Nhung giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm, đem lại nhiều nguy cơ bất lợi cho mẹ và sự phát triển của bào thai.

Đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm, đem lại nhiều nguy cơ bất lợi cho mẹ và sự phát triển của bào thai

Đối với mẹ: tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật và sinh non

Đối với con:

+ Thai to: làm tăng khả năng chấn thương cho bé và mẹ trong khi sinh, khó đẻ thường và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.

+ Thai lưu: Đây là biến chứng nặng nề nhất. Tuy nhiên hiện nay biến chứng này có giảm do các Trung tâm cham sóc sức khỏe sinh sản đã chủ động tầm soát đường máu bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và theo dõi đường huyết tốt hơn.

+ Hạ đường huyết sơ sinh (lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh) và các bất thường bẩm sinh.

+ Trẻ có thể tử vong trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng cuối, khi sinh và sau sinh.

Chúng ta nên sàng lọc đái tháo đường thai kỳ vào thời điểm nào?

Sàng lọc đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện vào tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Tuy nhiên ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ như:

+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước.

+ Tiền sử đẻ con to ≥ 4kg.

+ Thừa cân, béo phì.

+ Mang thai muộn > 35 tuổi

+ Hội chứng buồng trứng đa nang

+ Có đường niệu.

+ Tiền sử gia đình có nhiều người đái tháo đường cùng huyết thống.

Chúng ta có thể sẽ phải làm tầm soát sớm hơn do quyết định của bác sỹ khám bệnh vì vậy các sản phụ phải khám bác sỹ chuyên khoa Sản định kì theo hẹn và kết hợp khám các bác sỹ chuyên khoa Nội tiết.

Đái tháo đường thai kỳ có tiến triển thành đái tháo đường thật sự không?

Theo trang tin Trung cấp Hộ sinh Hà Nội thì hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường khi mang thai, đường máu sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, khoảng 5% các bệnh nhân này sẽ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 sau sinh. Các bệnh nhân đái tháo đường thai kì cần được khám, làm xét nghiệm đường máu hoặc làm lại nghiệm pháp dung nạp glucose (nếu cần thiết) vào tuần thứ 4-12 sau sinh để chẩn đoán liệu có đái tháo đường thực sự, sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường, và nếu âm tính, cần làm lại chẩn đoán sau mỗi 3 năm.

Tóm lại, đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, để lại nhiều di chứng cho mẹ và trẻ. Do vậy, mọi người cần theo dõi đường huyết và phòng tránh nhé!