1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (18 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nữ hộ sinh tiết lộ 6 sự thật thú vị về cú đạp của bé trong bụng mẹ?

0

Điều tuyệt vời nhất khi mang thai đó là lần đầu tiên cảm nhận được những cú đạp của con. Nữ hộ sinh tiết lộ sự thật thú vụ về cú đạp thiêng liêng đó cũng như thông điệp bé muốn truyền đến mẹ.

nu-ho-sinh-tiet-lo-6-su-that-thu-vi-ve-cu-dap-trong-bung-me

1. Cú đạp của bé có nhiều ý nghĩa

Trên thực tế bé đã có những cử động trong bụng mẹ từ rất sớm, nhưng vì bé quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được ngay. Khi ở khoảng tuần thứ 16, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận rõ rệt hơn những chuyển động của bé. Mẹ gọi chung những cử động này là “đạp”. Tuy nhiên những cú đạp này không đơn thuần chỉ là bé đạp chân đâu, mà còn là vô vàn những cử động khác như di chuyển tay, xoay người, nấc cụt, nhào lộn…

2. Bé đạp nhiều để phản ứng với những gì xảy ra bên ngoài bụng khi mẹ mang thai

Trong bụng mẹ bé cố gắng duỗi tay chân để thư giãn hay di chuyển và do đó mẹ cảm thấy những cú đá của bé. Những động tác duỗi hay đá là một phần trong tiến trình phát triển tự nhiên của bé. Ngoài ra đây cũng là cách phản ứng của bé trước những tác động từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí khi mẹ ăn những món ăn có mùi vị khác lạ.

3. Bé đạp nhiều hơn khi mẹ ăn xong

Mẹ cứ để ý mà xem, mỗi lần mẹ ăn xong là bé sẽ đạp nhiều hơn bình thường. Đây là cách phản ứng của bé với những âm thanh to và với cả hương vị thức ăn mẹ ăn nữa. Thông thường một bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15-20 lần một ngày trong bụng mẹ.

nu-ho-sinh-tiet-lo-6-su-that-thu-vi-ve-cu-dap-trong-bung-me-2

Hộ sinh tiết lộ 6 sự thật thú vị về cú đạp của bé tỏng bụng mẹ

4. Bé biết đạp từ khi 9 tuần

Bé biết đạp từ rất sớm, cụ thể 9 tuần bé đã biết đạp rồi. Tuy nhiên những cử động này chỉ có thể được ghi lại qua màn hình siêu âm. Vì khi này bé quá nhỏ đến nỗi mẹ không đủ nhạy cảm để biết được cử động của bé. Sang đến tuần thứ 24 mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt những cú đạp của bé. Một số mẹ nhiều kinh nghiệm có thể biết được bé đạp từ rất sớm, khoảng 12 hoặc 13 tuần.

5. Giảm số lần đạp không có nghĩa là bé không khỏe mạnh

Nhiều mẹ lo sợ khi thấy con đạp ít đi vì nghĩ rằng bé đang phát triển không bình thường. Một thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Giảm cử động thai có thể là dấu hiệu bé không nhận đầy đủ dinh dưỡng và oxy. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra. Mẹ chỉ nên lo lắng khi trong 1 giờ bé không có cử động nào, mặc dù mẹ đã di chuyển tư thế và ăn một thứ gì đó.

6. Giảm cử động thai không có nghĩa là bé gặp vấn đề nguy hiểm

Đôi khi ở trong bụng mẹ, bé nghỉ ngơi và không cử động gì trong 40-50 phút. Ngoài ra sau tuần thứ 36, do em bé phát triển lớn hơn và không gian trong tử cung hẹp đi, khiến bé đạp ít hơn so với trước.

 (Theo Congluan)