Trong nhiều năm qua, hình ảnh nữ hộ sinh có mặt trên khắp mọi miền đất nước, góp phần to lớn trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành y tế.
- Học Trung cấp Hộ sinh không lo thất nghiệp?
- Hộ sinh có thể làm những công việc gì?
- Tuyển sinh Trung cấp ngành Nữ Hộ sinh văn bằng 2
Không có những nghiên cứu khoa học, những phát minh, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị lớn; không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân… Thế nhưng với đôi tay miệt mài và đôi chân không biết mỏi, các nữ hộ sinh đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc chào đón những sinh linh bé nhẻ bước vào Thế Giới và chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ một cách tốt nhất. Với một công việc nhọc nhằn như thế này, chỉ những người thật sự yêu nghề mới có thể gắn bó và tận tâm với nghề được.
Áp lực công việc khiến nữ hộ sinh suýt bỏ nghề
Do tinh thần luôn căng thẳng để đảm bảo an toàn cao nhất cho các sản phụ và quá bận rộn tới mức gần như không một phút nghỉ ngơi trong một ca trực, nhiều nữ hộ sinh đã muốn bỉ nghề vì quá mệt và nhiều áp lực.
Một cuộc “vượt cạn” bao giờ cũng đối diện giữa sự sống và cái chết vì thế không chỉ sản phụ căng thẳng, lo lắng mà điều đó cũng tạo áp lực cho các nữ hộ sinh. Những gương mặt nhăn nhó, quặn thắt đau đớn khi chuyển dạ, tiếng hét pha lẫn tiếng khóc mỗi lúc một to của các sản phụ luôn được các nữ hộ sinh nhẹ nhàng động viên, an ủi và đồng cảm.
Công việc là thế, “đỡ đẻ” hết ca này đến ca khác, nhưng mỗi một cuộc vượt cạn thành công cũng khiến cho những người hộ sinh cảm thấy hạnh phúc vì biết rằng đang làm công việc đầy ý nghĩa phục vụ cho người bệnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân tin tưởng giao phó.
Nữ hộ sinh – những người yêu và tận tâm với nghề
Khi được hỏi về lý do tại sao lại yêu nghề hộ sinh đến vậy. Một nữa hộ sinh chia sẻ: “Tôi yêu tất cả các bà mẹ và em bé. Mang thai và vượt cạn quả là một trải nghiệm tuyệt vời! Những đau đớn trong thời khắc vượt cạn tưởng chừng không thể nào quên, vậy mà tiếng khóc chào đời của bé vừa cất lên thì người mẹ dường như quên đi tất cả. Khi làm tại phòng sanh và trực tiếp chứng kiến giây phút này, tôi thầm ngưỡng mộ những người mẹ tuyệt vời đó.
Tôi hiểu được điều lo lắng và sự mong đợi của người mẹ khi chị hỏi tôi “Chị ơi, bé em sinh ra như thế nào hả chị?” Tôi rất hạnh phúc với việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc vượt cạn mẹ tròn con vuông.”
Bạn có muốn trở thành một nữ hộ sinh giỏi?
Rất nhiều bạn trẻ đang muốn trở thành một nữ hộ sinh giỏi, bởi không những nghề hộ sinh là một nghề thiêng liêng mà cơ hội việc làm của nghề này là vô cùng rộng mở. Tình trạng quá tải trong bệnh viện, trạm y tế vẫn sảy ra hàng ngày do thiếu nhân lực ngành hộ sinh. Một nữ hộ sinh có ngày phải đỡ đẻ cho 11 ca bao gồm cả sinh thường và sinh mổ.
Đăng ký học ngành Trung cấp Hộ sinh tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur, học viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản để trở thành người hộ sinh giỏi, có tâm với nghề. Ngoài ra, với việc ưu tiên thực hành tay nghề, nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, đáp ứng cho học viên thực hành một cách tốt nhất. Luôn luôn đảm bảo chất lượng dạy và học đi đầu trng việc đào tạo các nhóm ngành sức khỏe khối Trung cấp.
Địa chỉ đăng ký học Trung cấp Hộ sinh:
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 Nhà N1, Số 101, Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường trung cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3, ngõ 158, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.6553.333
Nhà trường liên tục tuyển sinh các lớp trong tuần, trong và ngoài giờ hành chính (T7 & CN)