1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (23 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nữ hộ sinh giải thích nguyên nhân sinh con nhẹ cân

0

Con sinh nhẹ cân là điều mà không mẹ bầu nào muốn. Vì thế trong thời gian mang thai, nữ hộ sinh khuyên các mẹ cần lưu ý tránh những điều sau.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh nhẹ cân là lúc chào đời cân nặng dưới 2,5 kg, từ 1 kg – 1,499 kg là rất nhẹ và dưới 1 kg là siêu nhẹ. Trẻ chào đời với cân nặng quá thấp sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại trong quá trình lớn lên sau này, vì vậy các bà mẹ nên chú ý đến những nguyên nhân mắc bệnh để phòng ngừa.

Mẹ bầu bị stress trong thai kỳ

Đây là căn bệnh mà các bà bầu thường mắc phải, với mức độ khác nhau ở mỗi người. Lúc mang thai, cơ thể được bơm nhiều hơn từ 40 – 50% lượng máu và tim làm việc với tần suất cao hơn 30 – 50% so với mức bình thường. Cùng lúc đó, do các yếu tố khách quan khác khiến cho thai phụ phải chịu nhiều căng thẳng. Khi áp lực quá lớn, vượt ngoài khả năng của con người, sẽ phát sinh tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng.

Khi-ap-luc-qua-lon-se-phat-sinh-tinh-trang-sinh-non
Khi áp lực quá lớn sẽ phát sinh tình trạng sinh con non

Hộ sinh bật mí mẹ thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân sinh con nhẹ cân

Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn hạn chế sự tăng trưởng của đứa trẻ. Để đảm bảo không thiếu dưỡng chất, hộ sinh khuyến cáo thai phụ nên áp dụng thực đơn khoa học, hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên chất dạng hạt, thịt nạc, hạn chế đồ ngọt và thức ăn chế biến quá kỹ. Bên cạnh đó, cần bổ sung 400mcg acit folic/ngày trong vòng 3 tháng trước và 3 tháng đầu mang thai, giúp giảm khuyết tật cột sống và hộp sọ về sau cho em bé.

Nhau thai làm sai chức năng

Là một bộ phận trung gian giàu dưỡng chất liên thông giữa cơ thể mẹ và bé, nhưng nếu nhau thai làm sai chức năng, sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi dẫn đến tình trạng sinh nhẹ cân. Sự trục trặc nhau thai rất đa dạng, như nhau thai tiền đạo, nhau thai hóa lỏng, nhau bị bong non… Các hiện tượng như thế ảnh hưởng khoảng 1% số ca mang thai. Nghiêm trọng hơn, là làm giảm việc vận chuyển ôxy tới thai nhi, dẫn đến hiện tượng sinh non và nhẹ cân.

Sự cố tử cung hoặc cổ tử cung

Khi thai nhi neo vào tử cung thì cổ tử cung đóng lại để giúp bào thai phát triển và hạn chế sự cố viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung đóng mở không đúng cách và khi bào thai phát triển làm tăng áp lực, sẽ gây ra tình trạng sinh non. Để khắc phục, bác sĩ thường tiến hành khâu tử cung hoặc thai phụ phải nằm khép kín ngay trên giường. Ngoài ra, uxơ – dị tật tử cung cũng khiến em bé phát triển không đúng cách, gây ra tình trạng sinh non, nhẹ cân.

Nhiễm trùng bào thai

Đây là nguyên nhân hàng đầu, nhất là khi thai phụ mắc một số loại bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng do virus và ký sinh trùng, sẽ khiến bào thai tăng trưởng chậm và gia tăng dị tật bẩm sinh.

Dị tật bẩm sinh

Một số dị tật làm cản trở sự phát triển bình thường của bào thai và dẫn đến sinh non. Ví dụ, các ống thần kinh của thai nhi đóng mở không đúng cách và cần được phẫu thuật ngay khi còn trong bụng mẹ. Nghiên cứu gần đây trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, dị tật bẩm sinh còn gây ra một số chứng bệnh như hội chứng Down, Edwards, Linefelter, Turner, Patau hay khuyết tật hở hàm ếch.

 mot-so-di-tat-co-the-dan-den-sinh-non
Một số dị tật có thể dẫn đến sinh non

Do rượu và chất kích thích

Những thập kỷ gần đây, những ca sinh non, nhẹ cân gia tăng vì các loại thuốc kích thích. Các loại thuốc như cần sa, ma túy, heroin, cocain…, ảnh hưởng tới phát triển trí não, khả năng nhận thức, học hành sau này của trẻ, nên bà bầu cần tránh xa chúng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, rượu có thể gây hội chứng ngộ độc, nguy hiểm cho trẻ và là nguyên nhân tiềm ẩn gây đẻ non.

Do thuốc lá

Thai phụ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá cũng rất nguy hiểm cho thai nhi, tăng gấp đôi tỷ lệ sinh nhẹ cân và khuyết tật bẩm sinh. Những hóa chất độc hại trong thuốc lá như nicotin, hắc ín, CO2…, sẽ cản trở việc vận chuyển ôxy và giảm sự phát triển của đứa trẻ. Nếu càng nghiện, càng phơi nhiễm thuốc lá nhiều thì nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân càng rất lớn. Vì vậy, bạn cần tránh xa thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động.

Các loại bệnh viêm nhiễm của mẹ

Phụ nữ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh hoặc gặp khó khăn khi mang thai thì nguy cơ sinh non và nhẹ cân rất cao. Nếu có ý định sinh con, bạn cần tư vấn bác sĩ để điều trị những căn bệnh này trước khi thụ thai hoặc cân nhắc kỹ nên hoặc không nên sinh con. Ở nhóm người này, biến chứng thai kỳ rất cao. Ví dụ như nhiễm trùng tử cung, cao huyết áp, tiền sản giật… đều có thể gây đẻ non, nhẹ cân. Riêng bệnh tiền sản giật có mức độ ảnh hưởng tới 10% số thai phụ và là thủ phạm gây ra 15% số ca sinh non, sinh nhẹ cân hiện nay trên thế giới.

Đẻ dày, đẻ nhiều

Những phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều có tỷ lệ sinh nhẹ cân cao nhất. Ví dụ, ở nhóm song sinh thì tỷ lệ sinh non, nhẹ cân là 60%, sinh ba là 90% và những ca sinh tư trở lên là 100%. Hiện tượng này có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là tử cung phải làm việc tối đa, suy giảm dưỡng chất, thiếu máu, cao huyết áp và rất nhiều tác động mang tính thần kinh khác.

tuyen-sinh-trung-cap-nu-ho-sinh
Tuyển sinh Trung cấp nữa hộ sinh

Đào tạo Trung cấp Hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 Nhà N1, Số 101, Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại hỗ trợ: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường trung cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3, ngõ 158, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên

Điện thoại: 0280.6553.333

Nhà trường liên tục tuyển sinh các lớp trong tuần, trong và ngoài giờ hành chính (T7 & CN)

Theo webtretho.com