Trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý trong mọi tình huống xảy ra tại chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hằng ngày. Có những quan niệm không đúng được truyền từ lâu đời Nữ hộ sinh sẽ chỉ cho các mẹ biết
- Mẹ bầu 3 tháng đầu kỳ nên chăm sóc sức khỏe thế nào hợp lý?
- Thai nhi kém thông minh – Sai lầm lớn do mẹ
- 10 Nguyên nhân mẹ nên tránh nếu không muốn con bị dị tật
1.Bắt buộc phải tránh cà phê
Mẹ vẫn thường nghe rằng caffeine sẽ khiến bạn dễ sảy thai, sinh non hoặc làm bé bị nhẹ cân. Điều này chỉ đúng một nửa. Vì bạn chỉ dễ gặp các nguy cơ trên khi uống cà phê quá nhiều. Nếu bạn nghiền cà phê và không thể sống thiếu nó mỗi ngày, hãy cứ uống, nhưng trong giới hạn cho phép, ít hơn 200mg caffein mỗi ngày là được.
2.Phải “ăn cho hai người”
Đây là một trong những quan niệm khiến nhiều phụ nữ tăng cân không kiểm soát khi mang thai và ân hận sau khi sinh vì không thể phục hồi vóc dáng thon gọn thời con gái.
Và bạn biết không, khi mang thai lần tiếp theo, khả năng tăng cân nhiều sẽ cao hơn lần trước đó. Nguy cơ con bị béo phì sau này nếu mẹ tăng cân quá nhiều cũng rất cao. Do đó, đừng ăn vô tội vạ, hãy kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày như bình thường cộng thêm 300 calo để thúc đẩy tăng trưởng ở bé là đủ.
3.Nói không với cá
Nhiều người lo lắng ăn cá sẽ làm cơ thể hấp thụ thủy ngân, gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho phát triển trí não của bé, vì thế một tuần ăn cá 2 lần sẽ rất tốt cho thai nhi.
Tuy nhiên, bạn cần tránh xa những loại cá có nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu… Bạn có thể ăn cá hồi, tôm, cá ngừ đóng hộp. Lưu ý không nên ăn cá sống mà nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
4.Hộ sinh cảnh báo không được nhuộm tóc
Nhiều người vẫn tin rằng thuốc nhuộm sẽ “đầu độc” cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng nên không được nhuộm tóc trong thời gian mang thai. Tuy nhiên trên thực tế, thuốc nhuộm tóc không hề độc đến như vậy. Mùi của nó có thể khiến bà bầu khó chịu do đó, nếu nhuộm hãy chọn khu vực thoáng để giảm nhẹ mùi thuốc nhuộm.
Ngoài ra, nếu thận trọng nên nhuộm tóc sau 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn cần lưu ý rằng, tóc cũng thay đổi nhiều trong quá trình mang thai, vì vậy, sản phẩm nhuộm tóc tốt lúc bạn chưa có thai có thể sẽ không hiệu quả với tóc của bạn bây giờ.
5.Không được đi máy bay
Máy quét, máy X-quang ở cổng an ninh, bức xạ khi bay ở độ cao… là những nguyên nhân khiến rất nhiều người lo sợ, không dám đi máy bay khi đang mang bầu. Vì cho rằng, nó sẽ làm tăng biến chứng cho thai nhi. Theo một nghiên cứu được đánh giá bởi FDA, những vấn đề này rất khó gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu bạn đang ở 3 tháng cuối và muốn đi đâu đó bằng máy bay, hãy cân nhắc kỹ độ dài của chuyến bay. Đồng thời tư vấn ý kiến của các Y sĩ đa khoa, bác sĩ về tình trạng sức khỏe của hai mẹ con và tìm hiểu về quy định tuổi thai từ bao nhiêu thì được bay ở hãng hàng không mà bạn dự tính mua vé.
6.Không được tiêm phòng cúm
Nhiều người lo lắng tiêm phòng cúm sẽ gây hại cho thai nhi hoặc khiến mẹ mắc bệnh cúm luôn. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tiêm vaccine cúm sẽ giúp bà bầu ngừa cúm hiệu quả nhất (vì bị cúm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng), đồng thời không gây hại đến thai nhi.
Mang thai sẽ làm thay đổi hệ thống miễn dịch của phụ nữ, khiến bạn có thể bị tổn thương nặng hơn nếu bị cúm. Nguy cơ tử vong vì bệnh cúm ở phụ nữ mang thai cũng cao hơn ở người bình thường.
7. “Nói không” với “chuyện ấy”
Chị em vẫn có thể quan hệ tình dục khi mang thai, và “chuyện ấy” không hề làm tổn thương em bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì mang thai không giúp bạn ngăn ngừa những loại bệnh này, trong đó, một số bệnh có thể lây nhiễm cho con bạn.
Và nếu phải kiêng cữ chuyện ấy, nhờ vào các kỹ thuật hình ảnh y học, xét nghiêm, x quang… bác sĩ sẽ nói cho hai vợ chồng biết khi đi khám thai, vì thế các mẹ không cần phải lo lắng quá.
Nguồn: eva.vn