Mang thai là quá trình thiêng liêng trước khi bé chào đời. Đây là thời kỳ mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, quyết định sức khỏe của bé. Nữ hộ sinh sẽ chỉ ra những chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu.
- Hộ sinh hướng dẫn cách bổ sung chất sắt các giai đoạn mang thai?
- Bà bầu mang thai uống thuốc cảm có nguy hiểm?
- Bổ sung chất sắt Bà Bầu điều cần biết
Khi mang thai cần gấp đôi nhu cầu sắt – acid folic
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng thường gặp nhất, có thể kết hợp với thiếu acid folic, nhất là trong thời kỳ có thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2009 – 2010, có tới 36,5% số phụ nữ mang thai và 29,2% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu. Khi có thai, dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ không đáp ứng đủ việc tạo hồng cầu, do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai nhi. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con (tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân, thai chết lưu, mẹ bị trầm cảm sau sinh…). Bình thường, cơ thể cần khoảng 15mg sắt mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày).
Hầu như mẹ bầu nào cũng biết, acid folic là dưỡng chất cực kỳ cần thiết trong suốt thai kỳ. Acid folic bổ sung vào thời kỳ đầu mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như: rối loạn cột sống, khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy)… Thời điểm vàng phụ nữ cần được bổ sung acid folic là 3 tháng trước khi mang thai để chuẩn bị cho thời kỳ bầu bí. Acid folic cho bà bầu được khuyến cáo mỗi ngày từ 400 đến 800mcg. Acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng liều cao hơn 1.000mcg acid folic mỗi ngày và suốt một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.
Cần ít nhất 250mg Omega-3 mỗi ngày
Omega-3 gồm hai loại chính là DHA và EPA. Đây là thành phần phải cung cấp phía ngoài vào do cơ thể không tự tổng hợp được. Với bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ, Omega-3 giúp phát triển trí não, hình thành võng mạc, phát triển hệ thần kinh, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ và cho tới 18 tháng tuổi. Trẻ em sinh ra bởi các bà mẹ được bổ sung đầy đủ Omega-3 sẽ có những hành vi tốt hơn, giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh nhờ chức năng miễn dịch của DHA. Đồng thời, DHA giúp bà mẹ mang thai khỏe mạnh, giảm các nguy cơ tiền sản giật, sinh non và trầm cảm sau khi sinh.
Các loại cá béo như cá thu và cá hồi đều giàu axit béo Omega-3, nhưng mẹ không nên ăn nhiều hơn hai lần một tuần vì cá có thể chứa thủy ngân cao và gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên dùng ít nhất 250mg Omega-3 mỗi ngày. Omega-3 đặc biệt quan trọng vào quý cuối của thai kỳ, khi đó, thai nhi cần Omega-3 để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh.
Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 trung cấp hộ sinh T7&Cn
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM