Khó ngủ, mất ngủ trong suốt tuần tháng mang thai đang khiến mẹ bầu lo lắng và ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều? Nguyên nhân và giấc ngủ quan trọng như thế nào?
- Đàn ông hối hận khi xem vợ đẻ?
- Cơ quan sinh dục bắt đầu nảy mầm từ 9 tuần tuổi?
- Nữ hộ sinh cảnh báo 5 sai lầm phổ biến khi mang thai
Hiện tượng khó ngủ, mất ngủ trong suốt thai kỳ khiến cho các mẹ đang lo lắng và sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ đang muốn tìm các cách khắc phục để có một giấc ngủ ngon. Sự lo lắng này cũng dễ hiểu bởi lẽ đối với người mẹ thì con trẻ là điều thiêng liêng và quý giá nhất, vì vậy cho dù một tác động nhỏ đến thai nhi cũng khiến thai phụ không khỏi quan tâm.
Nữ hộ sinh giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở mẹ bầu
Và nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thay đổi hormone nội tiết tố làm cho các mẹ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc dẫn tới tình trạng mệt mỏi và căng thẳng nên không có được một giấc ngủ ngon lành. Vào khoảng tuần thứ 33 trở đi, tức là vào tam cá nguyệt thứ 3, vấn đề này dường như càng lúc càng diễn ra trầm trọng hơn.
Mất ngủ ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Và có lẽ từ trước đến giờ chúng ta luôn nghĩ rằng khi mẹ không ngủ được thì em bé cũng sẽ mất ngủ theo và sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng khi mắc phải chứng mất ngủ trong thời kỳ mang thai. Em bé sẽ ngủ ngày cả khi thai phụ hoàn toàn tỉnh táo. Chưa thể biết chắc chắn lý do tại sao giấc ngủ của bé lại độc lập với mẹ, mặc dù chúng ta đều biết rằng nhu cầu ngủ nghỉ là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người.
Không giống như chúng ta, thai nhi không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu làm cho chúng ta khó ngủ vì các lớp da, lớp cơ, nước ối và tiếng nhịp tim trong cơ thể mẹ có thể giúp bé tách biệt khỏi tiếng ồn bên ngoài cũng như việc mẹ thường xuyên di chuyển. Tất nhiên, em bé của chúng ta không phải hoàn toàn mất liên lạc với những gì đang xảy ra xung quanh bé. Một tiếng động lớn hay chuyển động đột ngột có thể đánh thức bé và bé sẽ phản ứng lại bằng một cú đá hoặc đạp nhẹ lên thành bụng của mẹ.
Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với mẹ bầu?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng những phụ nữ ngủ ít hơn sáu tiếng một ngày trong tháng cuối của thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc thời gian lâm bồn kéo dài hơn các thai phụ ngủ được bảy tiếng hoặc hơn mỗi ngày. Khi ngủ lượng máu trong cơ thể sẽ được tái tạo, nếu các mẹ ngủ muộn hoặc bị mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ là em bé sinh ra có nguy cơ bị thiếu máu, sức khỏe yếu.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng thiếu ngủ, hoặc mất ngủ liên tục kéo dài của mẹ bầu sẽ dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ, không đủ dưỡng chất nuôi thai nhi. Trẻ em sinh ra dễ bị các bệnh chậm phát triển do ảnh hưởng bởi mẹ bị mất ngủ.
Chưa kể đến khi nhịp sinh học của người mẹ không ổn định, kéo theo sự mệt mỏi ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Con sinh ra sẽ hay khóc và thường tỏ ra khó chịu do mẹ khi mang thai bị mất ngủ.
Vì vậy, mặc dù tình trạng mất ngủ ở mẹ không ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động một cách gián tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ, dẫn đến những ảnh hưởng sau này. Chính vì vậy, nếu các mẹ gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai cần tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng gián tiếp của việc thiếu ngủ đến thai nhi.
Theo Nuoidayconthongminh.com