- Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em
- Những điều cần biết về chứng rối loạn trầm cảm sau sinh
Thoái hóa cột sống khi mang thai do đâu?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do:
Nội tiết tố bị thay đổi: Phụ nữ mang thai nội tiết tố, hormone trong cơ thể bị thay đổi để cho cơ thể của mẹ và thai nhi hòa hợp nhau. Tuy nhiên, chính sự thay đổi này khiến cho chức năng của một số bộ phận trong cơ thể bị rối loạn, quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ bầu bị tác động. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp vào sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là cột sống.
Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột: Thai nhi lớn lên từng ngày kéo theo là trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng theo. Sự tăng trưởng của thai nhi khiến trọng lượng cơ thể mẹ tăng đột ngột, áp lực lên cột sống tăng cao. Tình trạng này khiến cho cột sống phải gồng mình chịu áp lực, lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng bị thoái hóa.
Thay đổi tư thế hoạt động: Thai nhi ngày ngày phát triển, cân nặng tăng lên, bụng bầu ngày càng to khiến cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi, nặng nề trong việc di chuyển và thường xuyên phải thay đổi tư thế. Lúc này, chỉ cần duy trì một tư thế quá lâu cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và chính vì điều này mà mẹ bầu phải thường xuyên thay đổi từ việc ngồi thành đứng, đứng tới nằm để điều chỉnh sao cho phù hợp với chiếc bụng bầu ngày càng to. Và khi lặp đi lặp lại tư thế này trong suốt một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.
Thiếu hụt canxi trong thai kỳ: Nhu cầu hấp thụ dưỡng chất, đặc biệt là canxi của thai nhi là vô cùng quan trọng. Hầu hết lượng canxi có trong cơ thể mẹ đều sẽ được đưa vào bào thai để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ không tập trung bổ sung canxi thì nguy cơ bị thiếu hụt là rất cao, về lâu dài sẽ khiến mắc các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai nói riêng.
Triệu chứng thoái hóa cột sống khi mang thai
Theo nữ hộ sinh, mẹ bầu có thể theo dõi và phát hiện được tình trạng cột sống bị thoái hóa thông qua các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến sau:
- Bị nhức mỏi và cứng cổ, gặp khó khăn khi xoay cổ, quay đầu kèm theo đó là tình trạng cổ bị đau nhức, lâu dần cơn đau lan rộng sang vùng vai gáy.
- Cơn đau nhức ở cổ kéo dài dai dẳng, lan sang vai gáy, tai, lâu ngày dẫn đến tình trạng vẹo cổ, sái cổ…
- Có cảm giác bị đau nhức ê ẩm ở vùng vai gáy, mảng sau đầu, dần dần cơn đau lan sang cả mảng đầu bên phải.
- Bị cứng cổ vào buổi sáng khi ngủ dậy mỗi khi ngủ sai tư thế hoặc thời tiết thay đổi, không thể sự đi được ngay mà phải ngồi nghỉ ngơi một lúc.
- Cơn đau nặng hơn khi hắt hơi, ho.
Một số trường hợp mẹ bầu bị những cơn đau nhức hỏi thăm liên tục và không thể quay được người sang phải, sang trái mà bắt buộc phải xoay cả người.
Thoái hóa cột sống khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Đối với phụ nữ mang thai, bất kỳ một bệnh lý nào cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng vẫn có thể tác động đến thai nhi thông qua người mẹ.
Thông thường, những cơn đau khi bị thoái hóa cột sống sẽ xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có lúc quặn thắt từng cơn nhưng cũng có khi chỉ là những cơn đau âm ỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Cộng thêm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi do đau nhức…lại càng khiến cho thai kỳ của mẹ trở nên kinh khủng và tồi tệ. Thậm chí, nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi đến mức stress, chán nản…
Ngoài ra, việc điều trị thoái hóa cột sống khi mang thai cũng không phải là điều dễ dàng. Sự nhạy cảm trong thai kỳ và để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi nên các biện pháp điều trị thông thường sẽ không được áp dụng.
Vì vậy, có thể thấy rằng chứng thoái hóa cột sống khi mang thai là rất nguy hiểm. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý và báo cho bác sĩ để có hướng điều trị an toàn.