Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu do những biến đổi của các cơ quan trong cơ thể suốt thai kỳ. Vậy vì sao bà bầu bị đau dạ dày? Làm sao nhận biết biểu hiện đau dạ dày khi mang thai?
- Phụ nữ mang thai nên bổ sung Acid folic như thế nào?
- Cải thiện giấc ngủ cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 7
- Biện pháp khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu
Vì sao mẹ bầu bị đau dạ dày?
Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, các cơ quan trong cơ thể của mẹ bầu đều phải trải qua nhiều biến đổi trong suốt quá trình mang thai. Đau dạ dày khi mang thai là một trong những hiện tượng đó.
Bà bầu bị đau dạ dày có thể nhầm lẫn với triệu chứng thai nghén do có biểu hiện giống nhau như buồn nôn, nôn, khó tiêu và đầy bụng. Ngoài biểu hiện chung đó, đau dạ dày khi mang thai sẽ đi kèm các dấu hiệu đặc trưng khác như đau vùng thượng vị, ợ chua, đau ở phần giữa hoặc trên bụng, sút cân, kém ăn.
Mẹ bầu bị đau bao tử khi mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Lo lắng, căng thẳng quá mức trong thai kỳ hoặc ốm nghén.
- Vị trí của dạ dày thay đổi khi thai nhi phát triển và tử cung bị đẩy lên cao hơn. Thức ăn sẽ bị ứ đọng khi xuống dạ dày, dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng lớn đến niêm mạc dạ dày.
- Những loại thức ăn yêu thích của mẹ bầu trong thai kỳ như xoài, mơ, mận,… có chứa nhiều acid nên dễ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai như thế nào?
Đau bao tử khi mang thai thường có những triệu chứng sau:
- Buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn kèm ợ hơi nóng chua là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản đấy mẹ.
- Nóng rát vùng thượng vị (vùng hõm ngay dưới xương ức): cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Nguyên nhân do trào ngược axit dạ dày từng lúc hay thường xuyên lên thực quản gây ra.
- Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Mẹ có cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi mẹ cúi gập người ép bụng về phía trước, nằm ngủ vào ban đêm.
- Đau dạ dày: Đau quặn thành cơn hay âm ỉ, nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
- Cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay: nguyên nhân đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.
Mẹ bầu bị đau dạ dày có sao không?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM chia sẻ, đau dạ dày khi mang thai nếu nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ theo những hướng sau:
- Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm mẹ gặp các triệu chứng như khó nuốt, nuốt đau, đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
- Xơ hoá thực quản do viêm.
- Ung thư thực quản.
- Viêm họng: Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi, gây ho, khàn tiếng, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.