Mát xa là cách thể hiện tình yêu thương đối với bé. Có nhiều tác dụng không ngờ của việc mát xa có lợi cho bé. Thể hiện sự yêu thương, thúc đẩy quá trình phát triển của bé. Nữ hộ sinh hướng dẫn kỹ thuật mát xa hiệu quả.
- Nữ hộ sinh tiết lộ “gây sốc” về trẻ sơ sinh mẹ chưa hề biết?
- Những lưu ý khi giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
- 5 sai lầm dễ mắc khi mẹ cho bé ăn dặm
Chị Nguyễn Thị Hải tốt nghiệp Cao đẳng Dược, hiện đang làm Trình Dược Viên và đã có 3 cháu. Với kinh nghiệm dày dặn nhiều năm chăm con, chị chia sẻ những kiến thức về các kỹ năng mát xa có lợi cho bé
Mát xa cho bé tại thời điểm nào hợp lý
Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh là thời điểm bắt đầu có thể mát xa. Chọn thời điểm mát xa giữa các bữa bú khi bé tỉnh táo và thực hiện trong phòng ấm, yên tĩnh và không có gió lùa.
Lợi ích của việc mát xa cho bé
Các cử chỉ vuốt ve âu yếm tạo cho trẻ cảm giác an tâm và được yêu mến. Ngoài ra mát xa cũng đem lại cho trẻ nhiều lợi ích về mặt thể chất, tinh thần.
- Mát xa giúp mẹ giao tiếp với bé, hiểu được hành vi và cử chỉ của bé. Điều này đặc biệt hữu ích nếu mẹ và con có sự khởi đầu chậm trong trường hợp bé phải chăm sóc đặc biệt.
- Mát xa giúp kích thích hormone tăng trưởng. Nghiên cứu cho thấy những trẻ được mát xa nhiều sẽ phát triển tốt hơn. Có mối liên hệ sinh học giữa việc vuốt ve mát xa với sự phát triển của bé.
- Mát xa có thể cải thiện tuần hoàn và kích thích hệ miễn dịch do giúp bạch huyết luân chuyển đi khắp cơ thể và lọc sạch những chất có hại.
- Mát xa giúp các khớp của bé trở nên mềm dẻo, đặc biệt giúp ích cho trẻ sinh non, trẻ sinh thiếu tháng.
- Việc mát xa giúp giảm đau, thư giãn, dễ tiêu và xoa dịu bé những lúc bé khó chịu, cáu gắt.
Hướng dẫn kỹ năng mát xa cho bé
Mẹ chọn loại dầu dành cho trẻ, loại an toàn và có thể hấp thu được qua da. Xoa đều lên khắp tay khi mát xa để tay mẹ chạm vào bé sẽ mềm mại dễ chịu hơn.
Cởi quần áo bé và đặt bé nằm trên một chiếc khăn tắm mềm. Nếu muốn mẹ có thể mát xa từng phần cơ thể trước, sau đó tăng dần lên khi mẹ cảm thấy tự tin và quen hơn.
Trong những tuần đầu, nhiều bé không thích khi bị cởi bỏ hết quần áo. Nếu vậy, chỉ nên cởi từng phần để tránh cho bé cảm giác bị lột trần, Mẹ có thể để lại áo lót và tập trung xoa bóp chân ngay sau khi mẹ thay tã hoặc tắm cho bé. Sau đó mặc quần cho bé rồi tiếp tục mát xa phần trên của cơ thể.
Kỹ thuật mát xa cho bé
Mẹ đặt bé nằm ngửa và mát xa phía trước cơ thể. Làm từ đầu xuống bằng các động tác xoa bóp nhẹ nhàng, đối xứng hai bên thân người. Quan sát phản ứng của bé, dừng lại nếu bé bắt đầu tỏ ra khó chịu, ví dụ trườn ra khỏi bàn tay mẹ.
Lúc đầu nên mát xa thật nhẹ nhàng rồi tăng lực nếu bé tỏ vẻ thích thú, tuy nhiên chú ý đừng để bé bị đau. Khi thực hiện trên những vùng có diện tích nhỏ như ngón chân, chỉ nên thực hiện bằng các đầu ngón tay của mẹ. Ở vùng rộng hơn như lưng có thể dùng cả bàn tay để thao tác.
Lưng
Sau khi xoa bóp ở phía trước cho bé, mẹ lật bé lại và bắt đầu mát xa vùng lưng, cũng bắt đầu từ đầu trở xuống.
Cổ, vai và cánh tay
Bắt đầu mát xa từ vùng cổ, thực hiện từ trên xuống dưới, rồi đến vai, bắt đầu từ cổ hướng ra ngoài. Mẹ có thể di chuyển từ từ xuống cánh tay, nhẹ nhàng ấn bóp khi di chuyển. Tiếp đến là xoa bóp cổ tay, bàn tay và ngón tay, dùng đầu ngón tay và ngón cái xoa bóp mỗi ngón tay bé.
Ngực và bụng của trẻ sơ sinh
Mát xa nhẹ nhàng ngực bé theo chiều từ trên xuống dưới theo đường cong của xương sườn. Dùng ngón tay mát xa vùng bụng bé theo chuyển động tròn, theo chiều kim đồng hồ và từ hướng rốn ra ngoài.
Mát xa vùng đầu
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu của bé bằng cách xoa theo chuyển động tròn, tránh vị trí thóp. Tiếp tục xoa tròn xuống hai bên gò má. Dùng tay nhẹ nhàng mát xa vùng trán, mát xa theo hướng từ trong ra ngoài, rồi đến đến lông mày và tai.
Cẳng chân, bàn chân và ngón chân
Thực hiện mát xa từ trên xuống dưới, từ đùi, đầu gối đến cẳng chân, khi mát xa mẹ có thể ấn nhẹ nhàng vào da của bé. Mẹ mát xa cổ chân, bàn chân từ gót đến ngón, sau đó tập trung mát xa vào từng ngón.