1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Khi trẻ bị sốt phát ban cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc nào?

0

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị sốt phát ban vì sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy cha mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc gì khi trẻ bị bệnh?

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ hay gặp phải do sức đề kháng còn yếu

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ hay gặp phải do sức đề kháng còn yếu

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ SƠ SINH

Sốt phát ban là thuật ngữ được dùng để chỉ cơn sốt có kèm theo hiện tượng nổi ban đỏ trên da. Đây là bệnh rất dễ xuất hiện ở trẻ giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác.

Trẻ sơ sinh khi bị sốt phát ban thường hay quấy khóc, bú kém, khó chịu sau đó sốt cao kèm theo hiện tượng chảy mũi, ho, đi ngoài phân lỏng. Sau khi hết sốt, các nốt ban màu đỏ nổi lên trên bề mặt da toàn thân. Ban có thể ngứa hoặc không.

Thời gian đầu sau khi phát bệnh, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường lành tính, khỏi sau 5 – 7 ngày. Tùy thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ có đúng hay không mà thời gian khỏi bệnh ở từng trẻ sẽ có sự khác nhau. Trường hợp cha mẹ nhận diện sai bệnh, chăm sóc sai cách thì bệnh có thể biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe của trẻ.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ SƠ SINH BỊ SỐT PHÁT BAN LÀ GÌ?

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra sốt phát ban nhưng phổ biến nhất là do nhiễm virus. Loại virus này thường xuất phát từ sởi, rubella, chân tay miệng, thủy đậu,… Chúng lây truyền sang người khác tương đối dễ dàng khi người bệnh ho, hắt hơi,… Khi không được chăm sóc đúng cách virus có thể gây biến chứng khiến sốt phát ban tái đi tái lại nhiều lần.

Hạ sốt đúng cách là nguyên tắc cần thực hiện đầu tiên đối với sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Hạ sốt đúng cách là nguyên tắc cần thực hiện đầu tiên đối với sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ KHI TRẺ BỊ SỐT PHÁT BAN

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Cha mẹ cần phải hiểu được rằng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là do virus gây nên. Bởi vậy, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị là không cần thiết và không đem lại tác dụng. Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:

Thực hiện hạ sốt đúng cách

Sẽ có những trẻ sốt phát ban khá cao nên hạ nhiệt cho cơ thể của bé là việc cần thiết. Có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm rồi chườm khắp cơ thể cho bé nhất là ở 2 bên nách và 2 bên bẹn để giúp hạ sốt. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh hoặc đá để chườm hạ sốt cho trẻ. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất liều 10 – 15mg/kg, cách 4 – 6 giờ/lần.

Dùng khăn mềm để vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng khăn mềm và nước muối loãng; dùng các loại thuốc ho thảo dược để giảm ho và đau họng cho trẻ.

Cha mẹ nên chọn quần áo rộng, mát mẻ cho trẻ

Chọn quần áo mỏng, rộng rãi, có chất liệu mềm, thoáng để mặc cho trẻ khi bị sốt.

Chú ý năm phòng điều hòa bật quạt thẳng người

Không nằm phòng điều hòa hay để quạt bật thẳng vào người của trẻ.

Sữa mẹ giúp trẻ tăng sức đề kháng

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ để tăng sức đề kháng và bù nước, ăn thức ăn lỏng chia thành nhiều bữa để trẻ dễ tiêu hóa. Cố gắng cho trẻ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng mát.

Cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng ngứa ngáy, trẻ gãi dẫn đến nhiễm trùng da.

Lưu ý khi kiêng gió hay kiêng nước

Không kiêng gió hay kiêng nước bằng cách trùm kín và không tắm cho trẻ. Những việc làm này dễ khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao, khó hạ sốt, dễ co giật, nhiễm trùng da. Thay vào đó hãy tắm nước ấm để trẻ không cảm thấy khó chịu.

Tránh tới chỗ đông người

Cách ly trẻ với nơi đông người và các trẻ khác để tránh lây lan bệnh cho những người xung quanh.

Chăm sóc tại nhà

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ hãy quan sát sự thay đổi ở trẻ, nếu phát hiện các dấu hiệu sau nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Sau khi ban nổi lên, trẻ vẫn sốt cao và không có dấu hiệu hạ nhiệt.
  • Tri giác thay đổi: mê man, li bì, lừ đừ.
  • Thở nhanh, thở khó, thở mệt.
  • Co giật.

Nhìn chung, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối lành tính và ít khi gây nên các biến chứng nguy hiểm. Chú ý trường hợp bệnh bắt nguồn từ virus gây bệnh sởi càng cần được chú ý đặc biệt, hạ sốt và chăm sóc đúng cách bởi bệnh có thể biến chứng viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,… Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm nên mọi biến chứng càng dễ xảy ra, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.