1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp ở trẻ em như thế nào?

0

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường kéo dài từ 3 – 4 ngày sau khi khởi phát. Vậy dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện như thế nào?

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em do những nguyên nhân nào gây nên?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ những nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng cấp ở trẻ em bao gồm:

Do điều kiện sống

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
  • Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc
  • Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, …
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo….
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Candida.

Các biểu hiện của bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, khi mắc bệnh viêm họng cấp, trẻ sẽ có các biểu hiện nhận biết như sau:

Hắt hơi, sổ mũi, nặng đầu, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi

Đây là các dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi trẻ bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp. Do đó, ba mẹ cần lưu ý quan sát các triệu chứng đi kèm và chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị thời.

Ho, đau họng

Khi mới khởi phát trẻ có cảm giác nóng, khô cổ họng, trong tình trạng khát nước. Sau đó cảm giác đau rát khi ăn hoặc khi đói, cơn đau có thể lan đến tai khi nuốt. Điều này sẽ khiến người bệnh ho khan nhiều hơn và ho có đờm. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến bé bị mất tiếng.

Có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 40 độ

Trẻ khi bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ thể, cổ họng bị sưng,…Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của trẻ, trẻ bị đau khi nuốt. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị nôn mửa, đi đại tiện ra phân lỏng.

Bị nghẹt mũi thường xuyên thở đường miệng

Tình trạng nghẹt mũi khiến bé phải thở bằng đường đường miệng. Lúc này không khí vẫn chưa được thanh lọc, làm ẩm mà trực tiếp đi xuống cổ họng, điều này sẽ khiến bệnh viêm họng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị sưng và đau hạch cổ

Một số trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ xuất hiện vùng hạch ở cổ. Tuy nhiên, ba mẹ không cần lo lắng quá vì đây là hiện tượng cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với bệnh lý.

Xuất huyết thành sau cổ họng, sưng amidan, viêm màng tiếp hợp

Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ quan sát sẽ thấy niêm mạc họng hầu có màu đỏ, thành ở cổ sau có dấu hiệu bị sưng, xuất tiết. Lúc này hai bên amidan cũng bị sưng hoặc xuất hiện hốc, trường hợp bệnh nghiêm trọng trên bề mặt niêm mạc có chứa mủ hoặc bao bọc bởi lớp bựa trắng.

Đối với người bệnh còn bị xuất huyết ở thành sau họng nếu bệnh lý là hệ quả của virus xâm nhập hoặc viêm màng kết hợp, viêm mũi xuất tiết do virus APC.

Cách chữa viêm họng cấp ở trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe mẹ và bé chia sẻ,  khi thấy con của bạn có những biểu hiện bất thường trên, cần đưa bé đi khám để xác định được chính xác tình trạng bệnh lý mà mình gặp phải. Đồng thời, nhận được sự chỉ định điều trị từ những bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, bạn cần tham khảo và áp dụng các cách chữa trị sau đây:

  • Dùng khăn ấm để lau chùi cơ thể cho bé. Điều này sẽ giúp hạ bớt nhiệt cho trẻ.
  • Không tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào khác để chữa viêm họng cấp cho trẻ. Cần tham khảo các lời khuyên, ý kiến từ y bác sĩ.
  • Nên chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bé. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt. Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, hãy cho bé bú nhiều. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt, đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ việc chữa viêm họng cấp ở trẻ em mang đến tác dụng tốt.
  • Giữ nhiệt độ phòng của bé ở mức ổn định, không quá lạnh cũng không quá nóng.
  • Với những bé bị viêm họng nặng, sốt cao thì cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý phổ biến, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tốt bệnh lý cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả thông qua các biện pháp sau:

  • Tránh để bé uống nước quá lạnh, ăn đồ lạnh hoặc uống nước quá nóng có thể gây ra tổn thương niêm mạc họng hầu.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, bạn có thể giúp con đánh răng hoặc dạy cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần. Thói quen này sẽ làm giảm lượng vi khuẩn ở khoang miệng, phòng ngừa bùng phát các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dặn trẻ tránh để tay lên miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp môi trường sống cho bé.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng của trẻ vào những ngày trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

Trên đây là các thông tin cơ bản và bệnh viêm họng cấp ở trẻ, bệnh lý tuy phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính và kèm theo các biến chứng nặng nề khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.