Phụ nữ mang thai bị viêm họng cần thận trọng khi sử dụng thuốc, vì bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và dễ làm thai nhi dị tật. Nữ hộ sinh cảnh báo bà bầu nên chú ý với điều hòa
- Nữ hộ sinh mách mẹ cách tính tuổi thai nhi và ngày sinh của bé
- Cảnh báo Bà bầu viêm họng với điều hòa trời nắng nóng
- Những món đồ mẹ nên tránh nếu không muốn làm hại thai nhi
Câu hỏi:
Cháu đang mang thai tuần thứ 20. Đợt này, cháu thường bị viêm họng và đau vào ban đêm. Thưa bác sĩ, cháu bị như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cháu nên có hướng điều trị như thế nào? Cách phòng bệnh viêm họng khi mang thai?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Độc giả Ngọc Anh ( 20 tuổi – Thái Bình)
Trả lời:
Nguyên nhân và biểu hiện
Nguyên nhân gây viêm họng
Theo BS.Vương Thị Hồng Thúy (Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt), phụ nữ có thai bị viêm họng chiếm tới khoảng 70% số phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
BS Hồng Thúy cho biết thêm, thai phụ mắc viêm họng từ những nguyên nhân sau:
– Thời tiết nắng mưa thất thường hoặc bước vào giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể mẹ bầu phải nhanh chóng thích ứng. Khi đó, mẹ bầu sẽ gặp nhiều rắc rối và khó có thể “trở tay” kịp, dẫn đến bị cảm cúm, viêm họng,…
– Mẹ bầu có thể mắc viêm họng khi gặp phải virus gây suy giảm hệ miễn dịch hay lây bệnh trong lúc giao tiếp với người bị cảm cúm, viêm họng.
– Cơ thể mệt mỏi, ốm hay nhiễm khuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chứng viêm họng xâm nhập vào trong.
– Thói quen ăn mặn là 1 yếu tố giảm sức đề kháng của niêm mạc họng. Ngoài ra, ăn mặn sẽ giảm sự bài tiết nước bọt, giúp cho các loại vi khuẩn sinh sôi mạnh trong miệng.
Biểu hiện
“Thai phụ có biểu hiện sốt, ho, đau họng hoặc tắc mũi ,… chắc chắn đang mắc chứng viêm họng cấp. Còn, cổ họng có triệu trứng ngứa, khô, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở khô,…chứng tỏ mẹ bầu đã bị viêm họng mãn tính.”, BS Hồng Thúy chỉ rõ biểu hiện viêm họng ở phụ nữ có thai.
Điều trị bệnh
BS Hồng Thúy nhấn manh: “Phụ nữ mang thai bị viêm họng cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và dễ làm thai nhi biến dị”.
Dưới đây là cách điều trị viêm họng khi mẹ bầu mắc phải:
– Mẹ bầu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Đối với trường hợp viêm họng bởi virus, mẹ bầu không nhất thiết dùng kháng sinh, chỉ cần điều trị các triệu chứng ho, đau họng, sốt,…
Đối với trường hợp viêm họng bởi virus, mẹ bầu không nhất thiết dùng kháng sinh, chỉ cần điều trị các triệu chứng ho, đau họng, sốt,…(ảnh minh họa)
– Không nên lạm dụng các loại thuốc ngậm. Hãy sát trùng cổ họng bằng nước muối ấm pha loãng.
– Áp dụng các bài thuốc dân gian phổ biến như chưng gừng với mật ong, tắc, đường phèn rồi ngậm liên tục hoặc uống nước ấm với nước gừng,…
– Tránh xa môi trường có khói thuốc lá để không hít phải những chất độc hại khiến cổ họng bị viêm nhiễm nặng hơn.
Cách phòng chống bệnh viêm họng khi mang thai
BS Hồng Thúy cho hay, để virus viêm họng không xâm nhập vào cơ thể, mẹ bầu cần áp dụng những cách phòng chống bệnh lây truyễn qua đường hô hấp như:
– Mang khẩu trang khi đi ra ngoài để chống bụi, chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
– Không đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng.
– Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không để virus-vi khuẩn có nơi ẩn lấp.
– Hằng ngày, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng.
– Không nên uống nhiều nước lạnh, nước có gas.
– Ăn nhiều đồ luộc, hấp và rau xanh; ăn nhiều hoa quả tươi- sinh tố giàu vitamin. Tránh ăn đồ rán, nướng, xào,… có chứa nhiều chất béo.
Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur