1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Cảm xúc của mẹ bầu thay đổi như thế nào vào tuần thứ 7?

0

Bắt đầu từ tuần thứ 7 của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, sự thay đổi về cảm xúc là tình trạng thường gặp phổ biến nhất ở hầu hết mẹ bầu.

Những triệu chứng mẹ có thể gặp phải khi bước sang tuần thứ 7?

Bước sang tuần thứ 7, mẹ bầu đã có những cảm nhận rõ rệt về sự có mặt của thai nhi. Thai nhi ngày một lớn lên và khiến mẹ có nhiều biểu hiện so với khi chưa mang bầu.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết dưới đây là những triệu chứng phổ biến mà mẹ có thể gặp phải khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ:

Buồn nôn: Đây là triệu chứng ốm nghén điển hình mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải. Mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn khi ăn, đó có thể là những món mà trước đây mẹ rất thích. Bên cạnh đó, không chỉ trong lúc ăn mà tình trạng buồn nôn còn có thể xảy ra mọi lúc. Ngay cả khi bụng đói, mẹ cũng có thể thấy buồn nôn, khiến mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Tăng hoặc giảm cân: Cân nặng của mẹ bầu thường tăng lên do thai nhi đang ngày một tăng về kích thước và trọng lượng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại bị giảm cân do cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với việc mang thai hoặc do tình trạng ốm nghén nặng nề, khiến mẹ chán ăn hay ăn ít hơn bình thường. Mặc dù vậy nhưng mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, chứng tỏ thai nhi phát triển tốt. Mẹ sẽ quen dần với tình trạng này và ổn định trở lại sau giai đoạn ốm nghén khó khăn.

Nước miếng tiết ra nhiều hơn: Trong giai đoạn đầu tiên ảu thai kỳ, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi: cảm thấy thèm ăn hay chán ăn. Mặc dù mẹ có thay đổi thói quen ăn uống như thế nào thì mẹ bầu vẫn cảm nhận được nước miếng của mình tiết ra nhiều hơn bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng vì nó chỉ là thay đổi hết sức bình thường khi mang thai.

Thèm ăn: Thông thường, thói quen ăn uống của mẹ sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai. Nhiều mẹ bầu cảm thấy thèm ăn hay cảm thấy mau đói hơn do lượng máu cung cấp đển thai nhi tăng cao, khiến cho lượng dinh dưỡng cũng cần được đáp ứng nhiều hơn. Mẹ có thể thèm những món mà trước đây mình không thích. Thậm chí có những người trước đây không ăn được chua nhưng bây giờ lại thèm chua và ngược lại.

Ợ nóng hoặc khó tiêu: Khi mang thai ở tuần thứ 7, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong đó, ợ nóng và khó tiêu là những biểu hiện thường gặp. Tình trạng táo bón không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng ở mẹ.

Đi tiểu nhiều hơn: Bước sang tuần thứ 7, kích thước thai nhi bắt đầu tăng nhanh. Tử cung mở rộng để đủ không gian cho thai nhi. Từ đó, nó chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang không còn chứa được nhiều nước tiểu như trước. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn dù lượng nước mẹ uống vẫn không nhiều so với trước đây.

Mệt mỏi: Khi bên trong cơ thể mẹ xuất hiện một thiên thần bé nhỏ thì việc mệt mỏi là điều dễ hiểu. Thậm chí, tâm trạng của mẹ cũng thay đổi khá thất thường, nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn.

Chuột rút vùng xương chậu: Điều dưỡng Trung cấp hộ sinh cho biết ở tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi đã có một kích thước nhất định, gây tác động và làm tăng áp lực lên vùng xương chậu của mẹ, thỉnh thoảng khiến mẹ bị chuột rút ở vùng này.

Cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì?

Bước vào tuần thứ 7, thai nhi đã hình thành cơ bản một số cơ quan như tim, phổi… Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ cảm nhận được nhiều thay đổi rõ rệt so với thời kỳ không mang thai.

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi có sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ, mẹ sẽ gặp nhiều phiền toái ở tuần thứ 7 của thai kỳ như đi tiểu nhiều lần hơn, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và phiền toái.

Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone nội tiết tố cũng khiến cảm xúc của mẹ bị ảnh hưởng, dễ cáu giận là điều dễ hiểu đối với mẹ bầu. Ngoài ra, do sự thay đổi mạnh mẽ của nội tiết tố nên mẹ còn gặp phải một số tình trạng khác như đau đầu, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi….

Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, cơ thể mẹ bắt đầu thấy xuất hiện những mạch máu nổi rõ lên ở vùng ngực và ở chân, khiến mẹ sẽ cảm thấy đau và tê chân, thậm chí bị chuột rút nếu đứng lâu một chỗ.

Ngoài ra, núm vú của mẹ bắt đầu thâm đen hơn, xung quanh có thể xuất hiện các nốt nhỏ Montgomery, giúp cho hai đầu vú có thể sẵn sàng tiết sữa. Mẹ lưu ý không được nặn hay nắn bóp chúng.

Một sự thay đổi mà mẹ bầu có thể nhận ra khi mang thai tuần thứ 7 là âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy hơn trước. Đây là một sự thay đổi sinh lý hết sức bình thường, nhưng nếu chất nhầy có màu lạ, kèm theo mùi hôi thì mẹ nên đi khám bác sĩ vì rất có thể mẹ đã gặp phải các vấn đề về phụ khoa

Bên cạnh những thay đổi trên, mẹ bầu còn có thể bị mọc nhiều mụn hơn. Tuy nhiên, những chiếc mụn này là do sự thay đổi hormone nên mẹ có thể để mặc chúng hoặc sử dụng các sản phẩm trị mụn chất lượngcó chiết xuất từ thiên nhiên và lành tính, để không gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của mẹ và sức khỏe thai nhi.

Biến chuyển trong cảm xúc của mẹ trong tuần thai thứ 7?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ở tuần thai thứ 7, mẹ bầu sẽ cảm thấy tinh thần bị giảm, hầu hết mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi do ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần ăn uống đầy đủ để bé yêu sẽ lớn lên khỏe mạnh và chờ đón ngày chào đời.

Ở giai đoạn này, mệt mỏi khiến mẹ thỉnh thoảng có những suy nghĩ tiêu cực, một số mẹ bầu có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nếu luôn có những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác bị cô lập, không được quan tâm từ phía những người thân yêu hay bị áp lực về tài chính, áp lực xã hội…

Khi rơi vào trạng thái trầm cảm, mẹ sẽ không chăm sóc bản thân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ mà còn ảnh hường tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.