1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Bí kíp giúp tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai

0

Trong thời kì mang bầu do chủ quan nên nhiều bà mẹ dẫn đến tình trạng đái tháo đường, chính vì vậy dưới đây một số mẹo giúp mẹ bầu có thể lường trước được tình trạng bệnh.

Khám sức khỏe trước khi quyết định mang thai

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyên mẹ bầu:Nếu bạn đã mắc đái tháo đường và quyết định có thai thì bạn nên trò chuyện với bác sĩ để bảo đảm rằng mức đường huyết hiện tại ổn định, an toàn cho việc mang thai và sinh em bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn làm các xét nghiệm chuyên sâu khác như kiểm tra chức năng tuyến giáp, chức năng gan – thận… khi cần thiết vì khi có thai, một số biến chứng của đái tháo đường có thể xấu đi.

Giảm cân trước khi mang thai

Trước khi mang thai, một người thừa cân, béo phì và bị đái tháo đường cần giảm cân để cải thiện đường huyết. Ở người chưa bị đái tháo đường, việc giảm cân có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Khi mang thai, thai phụ không có khuyến cáo giảm cân. Do đó, nếu có kế hoạch mang thai từ trước, bạn nên giảm cân về mức chấp nhận được trước khi có thai.

Tăng cường vận động

Tập luyện thể thao cũng là một cách giảm cân khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, tăng cường vận động còn giúp insulin nội sinh làm việc hiệu quả hơn, giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một người bình thường nên đi bộ, bơi lội hay đạp xe đạp… ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tính toán lượng tinh bột nạp vào trong một ngày

Tuy tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng một ngày, một người đái tháo đường chỉ nên ăn tinh bột khoảng 50 – 55% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Khi cần giảm cân, bạn nên giảm năng lượng và tinh bột trong thức ăn hàng ngày.

Ăn nhiều rau

Rau là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và vitamin chính cho cơ thể. Rau xanh chứa rất ít đường hay tinh bột. Do đó, chúng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. Những loại rau củ không có chứa tinh bột như cà rốt, dưa leo, bông cải xanh… là lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Vượt qua cơn ốm nghén

Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị insulin thì ốm nghén và nôn có thể gây ra tụt đường huyết thường xuyên và khá nguy hiểm. Hãy cố gắng ăn thêm một chút bánh quy hay sữa ngọt sau khi nôn, đặc biệt là nếu trước bữa ăn bạn đã tiêm insulin. Nếu triệu chứng hạ đường huyết xảy ra (cảm thấy đói, bủn rủn tay chân, đổ mồ hôi lạnh, hoa mắt, mệt…) thì hãy thử đường huyết và uống ngay một ly nước đường hoặc nửa lon nước ngọt và gọi người trợ giúp.

Tránh sự cám dỗ của đồ ngọt

Các món bánh ngọt rất hấp dẫn nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường hấp thu nhanh. Ngoài ra, nước ép trái cây cũng chứa rất nhiều đường. Nếu thèm trái cây, bạn nên ăn nguyên miếng trái cây và từ chối món nước ép.

Cẩn thận với đồ uống

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn mẹ bầu cần uống đủ nước lọc trong một ngày, ít nhất là 2 lít để đảm bảo cơ thể làm việc. Một số tình huống như vận động ra mồ hôi nhiều, sốt, tiêu chảy thì cần phải uống nhiều nước hơn. Tránh các thức uống có cồn, nước ngọt và nước trái cây vì chúng sẽ làm tăng đường huyết rất nhiều.

Biết cách tự theo dõi đường huyết

Hiện nay, các máy thử đường huyết mao mạch tại nhà rất phổ biến và dễ sử dụng. Nếu bị đái tháo đường và có điều kiện thì bạn nên mua và học cách sử dụng máy này. Các kết quả đường huyết tự theo dõi trước và sau khi ăn rất cần thiết cho bác sĩ khi theo dõi đáp ứng điều trị và điều chỉnh thuốc.

Sử dụng công nghệ

Có những ứng dụng trên di động hỗ trợ lên kế hoạch ăn uống, tính lượng bột đường, calo và theo dõi dao động đường huyết khi bạn nhập số liệu vào.

Theo dõi thai kỳ theo lịch hẹn và liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất thường

Những bà mẹ bị đái tháo đường cần được khám thai thường xuyên hơn người mẹ bình thường. Ngoài ra, các xét nghiệm theo dõi đường huyết có thể được thực hiện với tần suất nhiều hơn người đái tháo đường không mang thai.

Tận dụng sự hỗ trợ y tế

Thai phụ đái tháo đường cần được hỗ trợ y tế nhiều hơn. Để có thể mang lại kết quả điều trị tốt nhất, bạn đừng ngần ngại trao đổi thêm với bác sĩ về bệnh tật, thuốc men, chế độ ăn uống cũng như những lo lắng của bạn. Sự hiểu biết là cẩm nang điều trị bệnh. Do đó, vì sức khỏe của mẹ và con, bạn hãy trở thành một bà mẹ thông thái.