Mất ngủ gây hậu quả cảm giác khó chịu, căng thằng và đặc biệt đối với mẹ bầu. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe cả em bé đến bà bầu? Vậy làm thế nào để điều trị bà bầu mất ngủ?
- Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ khi mang thai?
- Nữ hộ sinh bật mí bí quyết giúp trẻ thông minh từ nhỏ
- Nữ hộ sinh liệt kê 7 biến chứng thai kỳ mẹ bầu nên biết
Nữ hộ sinh mách mẹ điều trị giấc ngủ ngon lành
Cách thông thường để trị mất ngủ, chúng ta thường sử dụng một số loại thuốc an thần giúp ngủ ngon như melatonin. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi nên các mẹ không nên áp dụng.
Các thai phụ có thể lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyên nhân gây mất ngủ để có một giấc ngủ ngon mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Khoa học nghiên cứu trong nhiều năm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta, vì vậy tùy theo mỗi nguyên nhân khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau:
– Dậy sớm đi bộ và thư giãn hít thở không khí trong lành trước khi chìm vào giấc ngủ sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.
– Duy trì ổn định nhịp độ sinh học hàng ngày một cách nghiêm túc nhất, ăn ngủ điều độ đúng giờ để sức khỏe thai nhi tốt nhất, tránh tình trạng thức quá khuya, căng thẳng dẫn tới mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi.
– Hãy tập quẳng gánh lo đi, gác bỏ những muộn phiền để có những giây phút say đắm cùng thiên thần nhỏ của mình. Thay vì để những muộn phiền tác động đến giấc ngủ, mẹ bầu nên tâm sự với chồng, bạn bè hoặc người thân để giải tỏa bớt căng thẳng. Nếu không, thử viết chúng ra giấy, đừng giữ mãi trong đầu.
– Đừng ăn quá no vào buổi tối hay ăn quá sát giờ ngủ. Dạ dày phải tăng công suất hoạt động vào cuối ngày khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và mắt bạn không thể nhắm lại được. Hơn nữa, khi dùng bữa, bạn nên ăn uống từ tốn, ăn nhanh không tốt cho nhịp tim của mẹ bầu.
– Đặc biệt không nên ăn caffeine và chocolate vào chiều muộn hoặc tối, nó sẽ khiến bạn trở nên khó ngủ. Nếu muốn ăn vặt một chút trước khi ngủ bạn nên uống một ly sữa nóng, một chén súp nóng hoặc vài lát bánh mì nguyên hạt nhé!
– Ngâm mình trong bồn hoặc tắm dưới vòi sen, nhớ là nước ấm, và tận hưởng thời gian thư giãn lúc này. Bạn có thể thêm chút tinh dầu xả, oải hương, chanh, bưởi để tăng thêm cảm giác dễ chịu. Nghe nhạc nhẹ, tham gia lớp yoga… sẽ giúp thai phụ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
– Cố gắng đi ngủ và thức dậy đều đặn. Ngủ 21 giờ và thức dậy lúc 6 giờ. Duy trì sự đều đặn giúp đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động trơn tru hơn.
– Để ý xem phòng ngủ nhà bạn liệu có quá nóng hay quá lạnh? Trên giường nệm cứng hay mềm? Gối ôm, gối đầu có đủ làm bạn dễ chịu hay không? Những yếu tố này sẽ quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn. Đừng quên thêm máy phun ẩm hoặc chút tinh dầu để tạo không gian thoải mái khi ngủ nhé!
– Massage trước khi ngủ cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu để đưa các mẹ vào giấc ngủ yên bình.
– Chọn tư thế ngủ phù hợp, thoải mái. Tư thế ngủ an toàn nhất là ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải. Tư thế nghiêng trái giúp máu và oxy truyền đếm thai nhi tốt hơn.
– Tập thể thao nhẹ nhàng đều đặn trong thời gian mang thai có nhiều lợi ích cho phụ nữ, trong đó có chống lại chứng chuột rút. Tuy nhiên bạn không nên tập vào lúc sắp đi ngủ vì có thể gây khó ngủ hơn.
– Phụ nữ mang thai có thể thấy nóng lạnh thất thường lúc đang ngủ. Vì vậy, các mẹ không nên mặc đồ quá mát mẻ lúc ngủ, cũng không nên trùm kín từ đầu đến chân. Tốt nhất là chọn loại đồ ngủ cotton thoải mái.
– Hãy kiểm soát sự thèm ăn của chính mình. Những món cay, chua, nhiều chất béo đều không được khuyến khích trong suốt gian thai kì.
– Uống 8 ly nước lọc/ngày để giảm các cơn đau đầu và các triệu chứng khó chịu khác.
– Một giấc ngủ trưa ngăn sẽ giúp cho cơ thể bạn lấy lại tinh thần , tăng cường giấc ngủ ngon hơn vào cuối ngày ,tuy nhiên trách việc ngủ trưa quá nhiều vì như thế sẽ làm cho cơ thể của bạn mệt mỏi và sẽ gây ra tình trạng mất ngủ vào buổi tối.
– Không tạo áp lực cho giấc ngủ. Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không thể ngủ. Không phải cố gắng quá. Nó sẽ làm cho bạn trở nên căng thẳng và càng mất ngủ. Hãy trở dậy, làm một vài việc gì đó như đọc sách, xem tivi… Sau khoảng nửa tiềng đến 1 giờ, chắc hẳn bạn đã sẽ cảm thấy đủ mệt để muốn một giấc ngủ thật sâu. Tự nhiên vẫn hơn!
Với những chia sẻ trên, hi vọng các mẹ sẽ tìm được cho mình một phương pháp hiệu quả phù hợp để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh những tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của thai phụ trong suốt thai kỳ.
Theo Nuoidayconthongminh.com