1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Những chế độ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần biết

0

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi, góp phần giúp bé khỏe mạnh và thông minh.

Những chế độ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Những chế độ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Dinh dưỡng mang thai cần nhiều năng lượng cho sức khỏe

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu có sự thay đổi khác nhau:

– Quý đầu tiên (tháng thứ 1 – 3): nhu cầu năng lượng không cần tăng, duy trì khoảng 2200Kcal/ngày.

– Quý thứ 2 (tháng thứ 4 – 6): mẹ bầu cần đáp ứng thêm 350 kcal/ngày để đảm bảo sức khỏe bản thân và nuôi dưỡng thai nhi.

– Quý cuối (tháng thứ 7 – 9): Do nhu cầu trao đổi chất của người mẹ tăng đáng kể nên nhu cầu năng lượng cần tăng thêm 450 kcal/ngày

Vì vậy trong khẩu phần dinh dưỡng khi mang thai, các mẹ cần biết lựa chọn những thực phẩm giàu năng lượng để tránh bị mệt mỏi. Hãy tham khảo một số thực phẩm sau đây:

  • Trái cây sấy

Một số quả mơ khô, nam việt quất, nho khô, anh đào…là món ăn vặt cực kỳ tốt vừa bổ sung năng lượng, vừa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi mang thai.

  • Thực phẩm nguyên hạt

Ngũ cốc, các loại hạt, đậu không chỉ được xem là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào mà còn chứa nhiều chất sắt, kẽm, fibre, axit folic cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Thịt nạc

Theo ước tính cứ 375g thịt bò hoặc thịt lợn thăn mang đến 300 kcal. Hãy lựa chọn và chế biến đa dạng món ăn từ các loại thịt nạc vào chế độ ăn hàng ngày nhằm tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự tăng trưởng của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ: bột yến mạch, trứng, phô mai, chuối, đậu lăng, súp lơ, đậu nành, cam…Đó là những loại thực phẩm lành mạnh, giàu calo tốt cho mẹ bầu.

Bổ sung chất béo trong thai kỳ tốt cho mẹ và con

Theo các chuyên gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Axit Docosahexaenoic (DHA) là loại chất béo được khuyến cáo trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Dưỡng chất này rất tốt cho thị lực và não bộ của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

DHA được cho là rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu. Ngoài ra, DHA nằm trong nhóm omega-3, có tác dụng hỗ trợ phát triển thị giác, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Theo các nghiên cứu, các mẹ bầu không bổ sung lượng DHA cần thiết thường dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Các mẹ có thể cung cấp DHA từ những thực phẩm như: sữa, rau xanh đậm, thịt nạc, ngũ cốc, cá hồi…

Tuyển sinh Đào tạo Trung cấp Hộ sinh năm 2019

Tuyển sinh Đào tạo Trung cấp Hộ sinh năm 2019

Dinh dưỡng khi mang thai cần nhiều khoáng chất

  • Axit Folic

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cân ở trẻ sơ sinh là do thiếu axit folic. Vì nó có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Hơn nữa, axit folic còn giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh cũng như cột sống ở trẻ. Nguồn thực phẩm tuyệt vời nhất các mẹ nên bổ sung ngay trong trường hợp này là vừng, lạc, rau xanh và trái cây. Cụ thể các loại trái cây như: bơ, cam, bưởi…và các loại rau như: súp lơ xanh, măng tây…

  • Kali

Đây là một khoáng chất vô cùng tốt giúp các mẹ bầu ổn định tim mạch, huyết áp. Hàm lượng kai cần thiết cho phụ nữ khi mang thai là 4.700mg mỗi ngày. Sau đây là một số thực phẩm dồi dào kali các mẹ có thể tham khảo:

1 củ khoai lang nướng: 844 mg.

Nửa bát đậu tương: 579 mg.

200g sữa chua: 579 mg.

1 quả chuối: 422 mg.

  • Sắt

Chất sắt là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu máu hầu hết là do thiếu sắt. Nhu cầu cần thiết của phụ nữ khi mang thai cần cung cấp 60 mg sắt/ngày. Loại chất này có nhiều trong các loại thịt đỏ. Do đó, trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai, các mẹ có thể lựa chọn thịt bò. Hoặc từ các nguồn thực phẩm khác như: cá, trứng, ngêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc…cũng dồi dào hàm lượng sắt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đa dạng và cân bằng là điều cần thiết để có một sức khỏe lành mạnh cho cả người mẹ và thai nhi.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh