1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Cùng Điều dưỡng tìm hiểu chứng tiền sản giật của phụ nữ mang thai

0

Ở thời kì mang thai đối với chứng tiền sản giật chắc chắn nhiều người đã nghe qua, được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của thai kì cần được chú ý

Cùng Điều dưỡng tìm hiểu chứng tiền sản giật của phụ nữ mang thai

Cùng Điều dưỡng tìm hiểu chứng tiền sản giật của phụ nữ mang thai

Cùng tìm hiều chứng tiền sản giật trong thời kì mang thai là gì?

Tiền sản giật là bệnh lý do thai nghén hoặc ảnh hưởng của một thai nghén rất gần gây nên với sự xuất hiện cao huyết áp với protein niệu, có hoặc không kèm theo phù. Tiền sản giật – sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ

Nguyên nhân gây nên chứng tiền sản giật là gì?

Theo Chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật.

Các yếu tố nguy cơ có thể gây tiền sản giật như:

  • Con so.
  • Thai phụ lớn tuổi, các thai phụ trên 35 tuổi thường có nguy cơ tiền sản giật cao hơn các thai phụ khác
  • Đa thai, đa ối.
  • Chửa trứng, ở thai phụ chửa trứng thường có nguy cơ tiền sản giật cao và xảy ra sớm hơn.
  • Thai nghén kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, cao huyết áp mãn tính.
  • Thai phụ có tiền sử có tiền sản giật – sản giật ở lần mang thai trước.
  • Thai phụ thiếu dinh dưỡng
  • Thừa cân hoặc béo phì trong thai kỳ.

Triệu chứng của tiền sản giật mẹ bầu cần biết

  • Tăng huyết áp:

Tăng  huyết áp là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán xác định tiền sản giật. tăng huyết áp được xác định khi tuổi thai từ 20 tuần trở lên.

Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg.

  • Phù:

Đặc điểm của phù trong tiền sản giật là:

– Phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm và không giảm khi nghỉ ngơi.

– Tăng cân nhanh, thường khi tăng cân quá 0,5kg/tuần nên nghĩ đến tiền sản giật.

– Có thể phù nhiều, phù toàn thân, các chi to lên, ngón tay tròn trĩnh, mặt nặng, mí mắt húp lại, âm hộ sưng to

– Trường hợp nặn có thể có phù cả phủ tạng, phù phúc mạc.

– Võng mạc cũng có thể bị phù nên bệnh nhân thường bị nhức đầu, mờ mắt.

– Trong một số trường hợp, phù có thể nhẹ, kín đáo, chỉ khi ấn lên mắt cá chân mới phát hiện được hoặc buổi sáng hoặc thai phụ chỉ cảm thấy hơi nặng mặt. Xem thêm thông tin: Du học điều dưỡng Nhật Bản

  • Protein niệu:

Protein niệu thường là dấu hiệu sau cùng của bộ ba triệu chứng tăng huyết áp – phù – protein niệu.

Biến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và con

Biến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và con

Biến chứng của tiền sản giật mẹ và con đều có thể ảnh hưởng

  • Biến chứng cho mẹ:

– Tiền sản giật tác động lên hệ thần kinh trung ương gây: phù não, xuất huyết não- màng não.

– Mắt gây Phù võng mạc, mù mắt.

– Thận gây Suy thận cấp.

– Gan gây Chảy máu dưới bao gan, vỡ gan.

– Tim, phổi gây suy tim cấp, phù phổi cấp

– Huyết học gây Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch.

  • Biến chứng cho thai:

– Thai chậm phát triển trong tử cung

– Đẻ non do tiền sản giật nặng hoặc sản giật phải cho đẻ sớm.

– Thai lưu.

– Tiền sản giật nặng, sản giật có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu). Hội chứng này có thể đe doạ tính mạng cho mẹ và con

Lưu ý để phòng tránh chứng tiền sản giật khi mang bầu như thế nào?

Vì nguyên nhân chưa rõ nên dự phòng bệnh lý này không có biện pháp đặc hiệu, cần làm tốt những việc sau:

– Đăng ký quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất trong dự phòng tiền sản giật – sản giật.

– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung Canxi.

– Giữ ấm cho thai phụ

– Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để ngăn ngừa xảy ra sản giật.

– Chăm sóc liên tục trong thời kỳ hậu sản.

Tiền sản giật nhẹ: Có thể điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sở:

– Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.

– Theo dõi hằng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực.

–  Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.

Tiền sản giật nặng:

– Phải nhập viện và theo dõi tại tuyến tỉnh và được điều trị tích cực.

– Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, đánh giá các chức năng gan, thận, rối loạn đông chảy máu, hội chứng HELLP, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh