1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


10 món đầu tiên bé cần ăn khi tập ăn dặm

1

Các nhà khoa học hoàn toàn ủng hộ việc trên sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho bé ăn các loại thức ăn dạng rắn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm các bà mè thì dường như trẻ đã có thể ăn dặm từ lúc 4 tháng tuổi.

cho-be-an-dam

Bé cưng của bạn sẽ sẵn sàng cho thời kỳ ăn dặm khi mà bé có thể bắt đầu thực hiện những động tác như:
– Tự ngồi lên mà không cần bố mẹ đỡ;
– Có thể tự lấy tay ôm đầu;
– Bắt đầu bốc thức ăn, đồ dùng cho vào trong miệng;
– Biết nuốt thức ăn (đối với nhưng bé chưa sẵn sàng thì bé thường dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài).

Khi bé đã bắt đầu chuyển sang ăn dặm bằng phương pháp tự chỉ huy (Baby Led Weaning), hãy chuẩn bị những loại thức ăn cân bằng dưỡng chất và tốt cho sức khỏe và bé có thể dùng tay để ăn, nhưng các mẹ nên để bé chủ động trong việc kiểm soát lượng thức ăn bé muốn. Trong vài tuần đầu tiên, có thể các mẹ sẽ rất lo sợ rằng với cách ăn này thì có được bao nhiều phần vào bụng bé, nhưng mà đừng lo vì bé vẫn con duy trì bú mẹ và lượng sữa này vẫn đủ dưỡng chất cho hoạt động trong ngày cũng như sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.

Ngắm nhìn bé yêu khi lần đầu tiên cắn thử một loại thức ăn ở dạng rắn có thể khiến các mẹ cảm thấy rất hào hứng, và chắc chắn lúc đó bạn sẽ sẵn sàng cho bé thử hàng tá các loại thức ăn để đáp ứng khẩu vị tò mò của “anh chàng” hay “cô nàng”. Sau đây là một danh sách 10 loại thức ăn đầu tiên bạn nên cho cục cưng nhà bạn thử trước tiên đấy.

1. cà rốt hấp
Việc bắt đầu hành trình ăn uống của bé bằng cách cho bé ăn các loại rau củ sẽ giúp khơi dậy niềm yêu thích trong trẻ về những loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Với món cà rốt, các mẹ nên chú ý rằng phải hấp hoặc luộc lâu hơn thời gian bình thường một vài phút để đảm rằng cà rốt đủ mềm cho bé có thể nhai được. Nhưng cũng không nên luộc đến mức quá nhừ vì nhừ quá sẽ cản trở việc bé tập nhai.

2.Súp lơ xanh hấp
Thời gian bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm chính là lúc tuyệt vời để khẩu vị của bé trải nghiệm hương vị bất tận của các loại thức ăn, cũng như ngắm nhìn hình dáng của chúng. Chính vì màu sắc và hương vị đặc trưng, cùng độ mềm mại và vị ngọt dễ chịu mà súp lơ xanh trở thành món ăn quen thuộc cho nhiều bé bắt đầu ăn dặm. Các mẹ nên hấp súp lơ xanh thêm vài phút so với thông thường để chắc chắn rằng nó đủ mềm cho anh chàng háu ăn nhà mình có thể nhai được. Cũng cần lưu ý rằng các bé có thể biến bữa ăn ngon lành thành “đại chiến súp lơ xanh”, nên các mẹ hãy cầm sẵn một khăn tay lau chùi có bé, ngay sau khi bé nhà ta “nghênh chiến”. Còn nếu bé có một dạ dày nhạy cảm, có thể các mẹ nên để món súp lơ xanh ở cuối danh sách vì có thể khiến các bé bị đầy hơi.

3. trái bơ
Món ăn này cực kỳ thích hợp cho các bé trong giai đoạn ăn dặm. Độ mềm mịn của bơ khiến nó trở thành món ăn dặm tuyệt vời cho các bé. Quả bơ chứa rất nhiều loại chất béo tốt cho sức khỏe, phục vụ hữu ích cho quá trình phát triển trí não ở trẻ. Vì thế các mẹ con chần chừ gì mà không cho bé cưng thử ngay món này.

4.trái dưa leo
Dưa leo là món ăn tuyệt vời tiếp theo nằm trong danh sách các món ăn dặm đầu tiên mà các bé nên thử. Với lớp da láng nhưng có độ bám, dưa leo dễ dàng cho việc trẻ tập cầm nắm; phần ruột dưa bên trong rất mềm, nhiều nước và mùi vị dễ chịu cho bé ăn thử. Các mẹ nên cắt dưa leo thành các lát tròn lớn để bé có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị mà dưa leo mang lại. Đối với các bé đang mọc răng, thì việc ăn dưa leo đã được giữ mát trong tủ lạnh sẽ giúp cho các bé rất nhiều vì vị mát của dưa leo sẽ làm giảm mức đau rát ở vùng lợi của bé yêu.

5.măng tây hấp
Hình dáng của măng tây là một mẫu vừa vặn cho bé cưng nhà ta cầm khi ăn. Chiều dài cộng với sự “ẻo lả” của những cọng măng tay “khó chơi” này sẽ đem lại cho bé một ký ức khó phai về việc vật lộn làm thế nào để cho cọng măng tây vào miệng. Măng tây sẽ giúp các bé mở mang tầm mắt về thế giới ẩm thực kỳ diệu: cả hình dáng đa dạng và mùi vị hấp dẫn. Và cũng như trên, măng tây sẽ cần các mẹ hấp lâu thêm một tí để đủ mềm cho bé ăn.

6.đậu luộc cùng bắp ngọt
Những hạt đậu Hà Lan, cũng những hạt bắp luộc sặc sỡ màu sắc sẽ là món đồ ăn-chơi thú vị trong một thời gian dài cho bé. Đây cũng là loại thức ăn tuyệt vời giúp bé cải thiện được kỹ năng ăn uống của mình, bởi vì khi ấy, con sẽ phải vật lộn với việc nhặt từng hạt đậu Hà Lan xanh, hay những hạt bắp vàng từ trong dĩa cho vào miệng. Ngay cả khi đã thành công trong việc nhặt được hạt đậu trong tay, anh chàng nhà ta vẫn còn một “cuộc chiến” gian nan làm sao cho mấy hạt bé xíu này vào miệng đấy. (Tuy nhiên khi cho bé ăn những món có kích thước nhỏ xíu thế này mẹ cần bê cạnh để tránh việc bé hóc vì ăn vội, hoặc hạt lọt vào mũi bé nhé!).

7. Bữa ăn tối của bạn (đã gia giảm bớt muối)
Hãy biến việc ăn dặm của bé trở nên đơn giản và thuận tiện hơn cho cả bố và mẹ. Các mẹ không cần phải thức khuya dậy sớm xay nhỏ các loại thức ăn dặm cho bé rồi đổ vào các khay đựng đá rồi kỳ công đem đi nấu chín hoặc để lạnh. Thay vào đó, mẹ có thể cho con ăn một phần nhỏ lượng thức ăn dùng trong bữa tối của người lớn. Nếu bạn dùng muối trong nấu nướng, hãy tách riêng phần của bé trước khi nêm nếm muối ăn vì muối không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Bạn cũng nên tránh nêm đường vào món ăn của con. Khi gia đình cùng cho “siêu quậy” tham gia vào bữa ăn tối cũng chính là cách khuyến khích bé thử nhiều hương vị thức ăn hơn, bé có cơ hội khám phá thế giới của các loại thức ăn được hòa trộn với nhau cùng gia vị và hương liệu.

8.Mì ống và nước sốt
Một đĩa mỳ ống đơn giản với nước sốt cà chua, rau thơm, đậu lăng và các loại rau củ nấu nhừ sẽ là món ăn dặm hảo hạng với bé cưng của bạn. Bạn có thể thay thế hình dạng các loại của mỳ ống nhằm giúp bé quen với việc cầm những hình dạng thức ăn khác nhau. Sốt cà chua có thể khiến bữa ăn của bé trở nên thật hỗn tạp, vì vậy hãy chắc chắn trong tay các mẹ đã cầm sẵn một cái khăn để nhanh chóng dọn dẹp chiến trường của bé. Và các mẹ cũng nên lót sẵn giấy báo dưới ghế ăn của bé để tránh làm bẩn sàn nhà.

cho-be-an-dam2

9.Dưa hấu
Khi mà khẩu vị của bé cưng đã trở nên đa dạng hơn với các loại rau củ và những bữa ăn mẹ nấu, thì đã đến lúc thêm phần tử “trái cây” vào phương trình “thức ăn dặm cho bé”. Dưa hấu là loại trái cây ăn dặm tuyệt vời vì nó rất mềm, và dễ nghiền nhỏ với những bé chưa có chiếc răng nào. Khi cắt dưa hấu, các mẹ nhớ là để lại một ít vỏ để các bé dễ cầm các mẹ nhé và cũng nên loại hết hạt dưa hấu trước khi cho bé ăn. Các mẹ cũng nên để ý lúc bé ăn để tránh bé măm măm phần vỏ lúc nào không hay.

10. Quả việt quất
Khi mà bạn đã bắt đầu giới thiệu các loại trái cây trong bữa ăn hàng ngày của bé, quả việt quất sẽ là một lựa chọn không tồi chút nào. Quả việt quất chỉ lớn hơn hạt đậu Hà Lan một chút vì thế sẽ dễ dàng hơn cho bé cầm nắm, nhưng vẫn rất hữu ích để bé có thể phát triển các kỹ năng dùng tay của mình. Quả việt quất tròn và rất dễ lăn đi, chính vì thế bé sẽ rất muốn bắt giữ chúng bằng mọi cách, nghĩa là con của bạn sẽ có sự luyện tập thường xuyên trong việc nắm bắt đồ vật, thức ăn. Sau khi cho bé ăn nhiều quả việt quất, bạn sẽ nhận thấy màu sắc khác thường trong phân của bé (thường là màu xanh hoặc tím) đó là điều bình thường khi ăn quả việt quất nên các mẹ đừng lo lắng nhé.

Xem thêm tại https://trungcaphosinh.com/