Trong quá trình mang thai, bà bầu gặp không ít vấn đề về sức khỏe ngoài ý muốn có thể phải chụp X quang hoặc siêu âm. Vậy thai sản có nên chụp X-quang trong quá trình mang thai không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Cải thiện tình trạng đau lưng ở mẹ bầu trong 3 tháng cuối
- Với phụ nữ mang thai huyết áp bao nhiêu được coi là ổn định?
- Huyết áp cao khi mang thai có thể gây nên những biến chứng gì?
Chụp X quang có ảnh hưởng tới thai sản không?
Thông tin cơ bản X-quang
Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ, mắt thường không nhìn thấy được. Chụp X quang để thấy được “ảnh” của xương và các cơ quan bên trong cơ thể. Tia X đã được xác định là làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi, đặc biệt là bệnh ung thư máu (ung thư tế bào máu dòng bạch cầu, leukemia). Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp và không thường gặp.
Chụp X quang khi mang thai có an toàn không?
Theo trang thông tin sức khỏe mẹ và bé thì câu trả lời là Có, nhưng ảnh hưởng không nhiều. Nhìn chung, chụp X quang là an toàn trong thời kỳ thai sản. Nếu việc chụp X quang được các bác sĩ có chuyên môn chỉ định khi bạn có vấn đề về sức khỏe hay chấn thương thì bạn không cần lo lắng về điều này. Thông tin từ phim X quang có thể giúp các bác sĩ tìm ra những bất thường trong cơ thể.
Tất cả các loại chụp X quang có lượng phóng xạ giống nhau?
Câu trả lờ là Không. Có nhiều loại tia X quang được dùng nên lượng phóng xạ khác nhau. Tia xạ dùng trong X quang có lượng phóng xạ rất thấp. Nếu chụp X quang giúp bác sĩ, y sĩ điều trị cho bạn chính xác thì xét nghiệm này là cần thiết.
Bạn có nên lo lắng khi chụp X quang?
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì bạn không cần lo lắng khi chụp X quang trong quá trình mang thai. Nguy cơ thai nhi bị nhiễm xạ rất thấp nên thai nhi của bạn sẽ bình thường, an toàn như những thai nhi khác. Bạn đừng lo lắng, các kỹ thuật viên, bác sĩ phóng xạ có thể tính chính xác lượng phóng xạ mà thai nhi có thể nhiễm. Bình thường sẽ là không quá 5 rad. Hầu hết tia X tạo lượng phóng xạ thấp hơn con số 5 rad nhiều để tránh phơi nhiễm cho thai nhi.
Cần chú ý gì khi chụp X quang trong thời kỳ mang thai
Chụp X quang có gây dị tật không?
Tia X dùng trong y học không tăng tỷ lệ thai dị tật hay bất thường cho thai nhi. Ngay cả trong trường hợp không phơi nhiễm với tia X thì chỉ có khoảng 4%-6% trẻ sinh có dị tật. Hầu hết những bất thường này là không quá nghiêm trọng như u nhú da, tật thừa ngón tay, ngón chân.
Có thể thay thế chụp X quang bằng xét nghiệm khác không?
Chúng ta có thể thay bằng siêu âm. Đây là phương pháp thay thế an toàn, tốt nhất trong các trường hợp cho phép. Siêu âm có thể cho kết quả tương tự mà không gây hại cho thai nhi. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể sử dụng an toàn hơn trong quý đầu của thai kỳ. Cả 2 phương pháp trên có thể thay thế chụp tia X quang. Mặc dù vậy trong một số trường hợp đặc biệt, chụp X quang là lựa chọn tốt nhất hay duy nhất mà các bác sĩ lựa chọn để có thể điều trị cho thai sản.