1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


Tìm hiểu thai nhi già tháng và cách xử lý

0

Có trường hợp sinh non và cũng có trường hợp mẹ vẫn mang thai hơn 42 tuần tuổi. Thai nhi già tháng sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và cả người mẹ.

Tìm hiểu trẻ sơ sinh già tháng

Tìm hiểu trẻ sơ sinh già tháng

Thai nhi già tháng là gì?

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thai nhi già tháng là trường hợp thai nhi ở trong tử cung của bụng người mẹ khi mang thai quá 294 ngày, tương ứng với quá 42 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng nhưng chưa được sinh ra đời. Thai nhi già tháng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé đang phát triển trong bụng mẹ sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Bác sĩ sẽ tính ngày dự kiến sinh của chị em dựa vào ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Theo đó, nếu tính theo dương lịch, ngày sinh dự đoán là ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng cộng với 9 tháng và 7 ngày; ví dụ ngày 1/2/2018 là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, cộng thêm 9 tháng là ngày 1/11, cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 8 tháng 11, vậy ngày 8 tháng 11 là ngày sinh dự đoán.

Trẻ sơ sinh đủ tháng khi được sinh ra trong khoảng thời gian từ 37 đến 41 tuần. Trường hợp thai nhi ở tuần thứ 42 hoặc 43 mà chưa sinh có thể gọi là thai quá ngày sinh hay thai quá tháng cần phải đặc biệt lưu ý. Một trong những nguy hiểm lớn nhất đối với thai nhi già tháng chính là tình trạng suy thai vì bánh nhau thoái hóa nên thai dễ bị suy, ngạt và có thể tử vong do thiếu dinh dưỡng; đồng thời thai quá ngày sinh thường to nên dễ gây tai biến khi sinh đẻ.

Tình trạng thai nhi già tháng hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây thai già tháng như: sản phụ mang thai con so tức là có đứa con đầu lòng, thai nhi có giới tính nam, sản phụ đã từng mang thai có thai kỳ quá ngày sinh và béo phì…Một số ảnh hưởng có thể xảy ra thường gặp như: thai chết lưu, thai quá to, hội chứng thai già tháng, nước ối giảm và giảm oxy đến thai nhi, tăng nguy cơ mổ lấy thai…

Xử trí thai nhi già tháng ra sao?

Việc xử trí can thiệp được thực hiện từ sự theo dõi các yếu tố có liên quan như:  theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm, tình trạng thiểu ối là dấu hiệu của biểu hiện suy tuần hoàn nhau thai – thai nhi và thai nhi thiếu oxy, kỹ thuật siêu âm nên thực hiện cách nhau 48 giờ vì nước ối thường thay đổi sau mỗi 48 giờ; soi ối để phát hiện nước ối lẫn phân su là biểu hiện thường gặp ở thai quá ngày sinh; thực hiện monitoring bằng test không đả kích (non stress test) từ 2 đến 3 ngày một lần, nếu test không đáp ứng, phải làm test có đả kích (stress test) còn gọi là test núm vú.

Cách xử trí trẻ sinh già tháng

Cách xử trí trẻ sinh già tháng

Việc xử trí can thiệp được thực hiện từ sự theo dõi các yếu tố có liên quan như:

  • Theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm vì thiểu ối là dấu hiệu của biểu hiện suy tuần hoàn nhau thai – thai nhi và thai nhi thiếu oxy. Mẹ bầu nên được siêu âm và theo dõi cách nhau 48 giờ vì nước ối thường thay đổi sau mỗi 48 giờ.
  • Soi ối để phát hiện nước ối lẫn phân su là biểu hiện thường gặp ở thai quá ngày sinh.
  • Thực hiện monitoring bằng test không đả kích (non stress test) từ 2 đến 3 ngày một lần, nếu test không đáp ứng, phải làm test có đả kích (stress test) còn gọi là test núm vú.

Theo giảng viên Trung cấp Hộ sinh thì khi thai nhi già tháng nhưng không có dấu hiệu suy thai có thể thực hiện chuyển dạ bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, Bác sĩ sẽ phải cân nhắc nếu test đả kích có biểu hiện dấu hiệu suy thai, cần tiến hành mổ lấy thai, lưu ý cần đánh giá chỉ số Bishop để tiên lượng việc gây chuyển dạ thành công, việc gây chuyển dạ bằng cách bấm ối và truyền oxytocin tĩnh mạch.

Việc mổ lấy thai được thực hiện trong các trường hợp suy thai đặc biệt những thai phụ có kèm theo nguyên nhân sinh khó khác như có vết mổ lấy thai cũ, thai có ngôi mông, sản phụ lớn tuổi, điều trị vô sinh…