Bệnh ghẻ nước ở trẻ em gây ra các mụn nước ngứa ngáy trên da, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh này, cha mẹ cần biết cách xử lý hiệu quả.
- Những điều cần kiêng cữ khi mang thai mẹ bầu nên biết
- Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cho cha mẹ

Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh và cách chăm sóc trẻ khi mắc phải.
Nguyên nhân gây ghẻ nước ở trẻ
Ghẻ nước là bệnh da liễu do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Khi cái ghẻ xâm nhập, làm tổ và đẻ trứng trên da, sẽ hình thành các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy. Bệnh ghẻ nước ở trẻ em thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Môi trường sống ô nhiễm: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, nước bẩn hoặc không khí ô nhiễm có nguy cơ bị ghẻ nước cao hơn.
- Vệ sinh cá nhân không đảm bảo: Khi trẻ không được giữ vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt là khi ra nhiều mồ hôi, ký sinh trùng ghẻ có thể phát triển trên da và gây bệnh.
- Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh: Ghẻ nước cũng có thể lây qua việc trẻ dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh như quần áo, khăn tắm, đồ chơi. Ký sinh trùng cái ghẻ có thể sống trên các vật dụng này và lây bệnh cho trẻ.
Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ghẻ nước sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh và bảo vệ làn da của trẻ khỏi những tác nhân nguy hiểm này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước ở trẻ
Khi trẻ mắc bệnh ghẻ nước, các dấu hiệu đặc trưng sẽ xuất hiện rõ rệt trên làn da và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Việc nhận biết sớm các triệu chứng này sẽ giúp cha mẹ kịp thời can thiệp, đưa trẻ đến bác sĩ và có biện pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị ghẻ nước.
- Da nổi mụn nước: Mụn nước do ghẻ nước có hình tròn, nhỏ, chứa dịch trong suốt. Chúng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân và các nếp gấp da. Khi vỡ, mụn nước để lại vết loét và có thể bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách.
- Ngứa ngáy: Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy của ghẻ nước là ngứa. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy liên tục, đặc biệt là vào ban đêm, gây khó chịu, dễ cáu kỉnh và không thể tập trung.
- Sưng viêm: Khi mụn nước vỡ, da có thể bị nhiễm trùng, gây sưng đỏ, có mủ và mùi hôi nếu nhiễm trùng nặng.
- Sốt và thay đổi hành vi: Trẻ bị ghẻ nước nặng hoặc có nhiễm trùng có thể bị sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, đau và quấy khóc. Các triệu chứng này làm trẻ dễ cáu gắt và khó chịu.
Nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh ghẻ nước sẽ giúp cha mẹ có hướng xử lý kịp thời, chăm sóc trẻ tránh để bệnh diễn tiến nặng và gây ra những biến chứng không mong muốn cho trẻ.
Các phương pháp điều trị ghẻ nước ở trẻ
Khi trẻ mắc bệnh ghẻ nước, việc điều trị kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và tránh những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những phương pháp điều trị hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ khi bị ghẻ nước.
- Dùng thuốc bôi ngoài da: Trong trường hợp ghẻ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để tiêu diệt ký sinh trùng mà không gây tác dụng phụ.
- Dùng thuốc uống: Nếu bệnh trở nặng và có nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Amoxicillin hoặc Cephalexin để điều trị nhiễm trùng toàn thân và ngăn ngừa sự lây lan của ký sinh trùng.
- Dùng thuốc chống viêm và kem dưỡng ẩm: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm dạng kem để giảm ngứa và sưng. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm giúp phục hồi da, làm mềm da, tránh nứt nẻ và hỗ trợ quá trình lành da.
- Chăm sóc da: Chăm sóc da đúng cách là yếu tố quan trọng trong điều trị ghẻ nước. Trước khi bôi thuốc, da cần được làm sạch bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh nhẹ. Sau đó, lau khô da và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh cá nhân của trẻ cũng cần được chú trọng:
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là các vùng da dễ ẩm ướt.
- Thay quần áo thường xuyên, đặc biệt khi trẻ ra nhiều mồ hôi.
- Giặt sạch và phơi khô đồ dùng cá nhân dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và A để hỗ trợ quá trình chữa lành da.
Mặc dù bệnh ghẻ nước ở trẻ không quá nguy hiểm, nhưng những dấu hiệu của bệnh có thể gây phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn khuyến cáo, cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng nguy hiểm.