1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


Hướng dẫn theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh cho cha mẹ

0

Nhịp thở của trẻ sơ sinh là chỉ số quan trọng giúp cha mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Vậy nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu và khi nào thì được coi là bất thường?

Khi trẻ lớn lên, nhịp thở sẽ có xu hướng chậm lại
Khi trẻ lớn lên, nhịp thở sẽ có xu hướng chậm lại

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Theo dõi nhịp thở trẻ sơ sinh

Khi trẻ lớn lên, nhịp thở sẽ có xu hướng chậm lại. Dưới đây là nhịp thở trung bình theo độ tuổi, được đo khi trẻ đang ngủ hoặc nghỉ ngơi:

  • 0 đến 6 tháng tuổi: 30 – 60 nhịp/phút
  • 6 tháng đến dưới 12 tháng: 24 – 30 nhịp/phút
  • 1 đến dưới 6 tuổi: 20 – 30 nhịp/phút
  • Từ 6 tuổi trở lên: 12 – 20 nhịp/phút

Như vậy, nhịp thở trung bình của trẻ sơ sinh nằm trong khoảng 30 – 60 nhịp/phút. Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn lưu ý nếu nhịp thở nằm ngoài mức này, cha mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bé.

Khi nào nhịp thở trẻ sơ sinh là bất thường?

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định, nhưng có những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Việc nhận biết các bất thường trong nhịp thở là rất quan trọng để cha mẹ kịp thời can thiệp.

  • Nhịp Thở Nhanh: Nếu bé thở nhanh tạm thời và sau đó trở lại bình thường, cha mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhịp thở liên tục cao hơn 60 nhịp/phút và bé thở gấp gáp, hãy đưa bé đi khám ngay. Những nguyên nhân có thể bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, hoặc hen suyễn.
  • Nhịp Thở Chậm: Trẻ sơ sinh có thể tạm ngưng thở từ 5 – 10 giây mà không đáng lo ngại. Nhưng nếu ngưng thở lâu hơn 10 giây, nhịp thở dưới 30 nhịp/phút, hoặc bé có dấu hiệu tím tái và thở nặng nề, cần phải can thiệp y tế ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng phù nề ống thanh quản.

Cha mẹ cũng nên chú ý đến âm thanh khi trẻ thở:

  • Thở Rên: Âm thanh ngắn, giống như bé bật hơi, có thể là dấu hiệu của viêm phổi nặng.
  • Thở Rít: Nghe rõ tiếng rít khi bé hít vào, thường do đường thở bị hẹp.
  • Thở Khò Khè: Xảy ra khi bé thở ra, thường do viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn đường hô hấp dưới.

Nhận diện các dấu hiệu bất thường trong nhịp thở giúp cha mẹ nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu phát hiện bé có nhịp thở quá nhanh, quá chậm, hay có những âm thanh lạ, hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và theo dõi sát sao của cha mẹ sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách giúp tiếng thở và nhịp thở trẻ sơ sinh ổn định

Nhiều cha mẹ lo lắng về nhịp thở bất thường của bé, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn không phải lúc nào điều này cũng nghiêm trọng. Cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng khác như ho, sốt, hoặc bỏ ăn.

Để giúp nhịp thở và tiếng thở của trẻ ổn định, cha mẹ có thể thực hiện những điều sau:

  • Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho bé và giữ phòng ngủ mát mẻ.
  • Cân bằng độ ẩm trong không gian, đặc biệt khi dùng điều hòa.
  • Lau dọn nhà cửa và sử dụng máy lọc không khí để giảm bụi bẩn.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé 1 – 2 lần/ngày, giúp đường thở thông thoáng.

Việc theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh là rất quan trọng, giúp cha mẹ kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong quá trình nuôi dậy con.