1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Tình trạng thiếu Vitamin K gây ảnh hưởng gì cho mẹ và bé?

0

Cùng với các loại vitamin khác như vitamin A, B, C, D hay protein, carbohydrate… Vậy khi mẹ và bé bị thiếu vitamin K thường gây nên những ảnh hưởng gì?

Vitamin K giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người

Vitamin K giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người

VITAMIN K LÀ GÌ?

Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như: prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX, X, là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu sẽ không thể đông được, đưa đến xuất huyết và điều này có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay, có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là Vitamin K1 (phylloquinone) được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 (menaquinone) được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết: các vitamin K3, K4, và K5. Dù vitamin K1 and K2 tự nhiên là không độc, dạng tổng hợp K3(menadione) lại độc tính.

VITAMIN K CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Sài Gòn cho hay: Vitamin K tham gia quá trình đông máu ở người, do sản sinh ra một loại protein đặc hiệu để thúc đẩy quá trình này. Vì vậy, vitamin K rất cần thiết với con người, giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều khi có tổn thương ngoài hay tổn thương bộ phận bên trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin K cùng với canxi giúp hình thành nên bộ xương vững chắc cho con người. Vitamin K cũng tham gia trong nhiều quá trình, hoạt động sống khác của cơ thể. Thiếu vitamin K thường xảy ra ở những người bận rộn, thường xuyên ăn thức ăn vặt hoặc thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau xanh lá.

Mẹ và bé khi bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý

Mẹ và bé khi bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ CHO MẸ VÀ BÉ?

Khi người lớn bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý sau:

Thiếu Vitamin K2 dễ dẫn tới bệnh tim

Vitamin K2 liên quan trực tiếp tới sự vôi hóa động mạch, do đó thiếu hụt vitamin K2 dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó, cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể để chống và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Loãng xương

Vitamin K không những giúp máu đông mà còn bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa trong xương. Khi thiếu vitamin K thì dễ dẫn đến chứng loãng xương, nhất là ở người trên 40 tuổi khi xương không còn chắc khỏe mà bắt đầu thoái hóa.

Chảy máu nhiều

Vitamin K giúp ngăn chặn việc chảy máu cả bên trong và ngoài cơ thể. Do đó thiếu vitamin K có thể dẫn tới chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ.

Nguy hiểm cho trẻ em

Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K, hậu quả nặng nề hơn là gây các khuyết tật về xương, mũi, mặt, ngón tay, ống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu và tư duy… Do đó trẻ cần được thường xuyên kiểm tra và đảm bảo lượng vitamin K hấp thụ được đầy đủ.

Ung thư

Vitamin K có thể giúp cơ thể chống ung thư, nếu thiếu vitamin K cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, tuyến tiền liệt…

Một nghiên cứu với bệnh nhân nam từ 35-64 tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người thiếu vitamin K cao hơn những người khác.

Dễ bị bầm tím

Thiếu vitamin K, cơ thể dễ bị các vết bầm tím và chảy máu quá nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy ở những người ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp… hay thực phẩm chứa nhiều vitamin K ít bị vết bầm tím trên cơ thể hơn.

Nhanh lão hóa

Vitamin K không phải là yếu tố gây ra các nếp nhăn, song việc thiếu hụt vitamin K lại dẫn đến các bệnh lý xương yếu, bệnh tim mạch… khiến bạn già trước tuổi. Như vậy, thiếu vitamin K ngăn bạn có cuộc sống linh hoạt và khỏe mạnh.