1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nữ Hộ Sinh cho biết ra máu thai kỳ không nên chủ quan

2

Đứa con đầu tiên của tôi – tôi đã rất hối hận vì đã quá chủ quan với việc ra máu trong thời kỳ đầu. Nữ hộ sinh cảnh báo các mẹ cần hết sức chú ý?

phu-nu-mang-thai-thieu-chat-sat-1

Thời kỳ đầu ốm nghén mệt mỏi

Tôi hạnh phúc với đám cưới ở tuổi hai mươi lăm và mơ về một đứa con bé bỏng để ẵm trong vòng tay. Sau tuần trăng mật, tôi thấy người nôn nào khác lạ, biết mình có thai tôi thông báo cho chồng và gia đình, cả nhà đã có một bữa tiệc ấm cúng để ăn mừng.

Khi biết tôi có bầu, mọi người đều chiều tôi, không để cho làm việc nặng và mua thực phẩm có chất dinh dưỡng về tẩm bổ. Thời kỳ đầu ốm nghén khiến tôi rất mệt mỏi nhưng vì hiểu rằng ai cũng phải trải qua giai đoạn ấy thì mới khai hoa nở nhụy. Tháng đầu tiên cũng qua, tháng thứ 2 cũng đỡ nghén hơn và tôi có thể ra ngoài cùng chồng đi dạo quanh thành phố bằng xe máy cho thay đổi không khí.

Bỗng một hôm, tôi thấy đau bụng rồi ra một chút máu hồng nhạt, tôi nói với mẹ chồng về hiện tượng ấy, bà bảo cứ để theo dõi một hai hôm xem sao rồi hãy đi bệnh viện. Mẹ bảo tôi nên ít vận động, nằm yên được càng tốt. Nghe lời mẹ, tôi nằm yên một ngày và thấy không còn ra máu nữa. Mẹ chồng tôi bảo ngày trước bà mang thai thỉnh thoảng cũng bị như vậy nhưng không sao hết, cứ nằm im là được.

Nếu biết trước – tôi sẽ đi khám

Lần thứ 2, cách đó một tháng, tôi lại bị ra máu. Lần này mẹ chồng tôi khuyên nên vào bệnh viện khám. Tôi thì cũng rất sợ phải đến bệnh viện nên bảo với bà rằng tôi sẽ nằm yên ít vận động như lần trước xem sao. Thấy tôi không có hiện tượng gì bất thường, mẹ tôi bảo chắc là do khi có thai, thay đổi  hormone khi trứng làm tổ trong tử cung mới bị ra chút máu.

Mấy tiếng sau, tôi thấy bình thường trở lại nên cũng không đến bác sỹ.Tôi đi siêu âm khi thai đã được hơn 3 tháng. Kết quả cho thấy thai nhi phát triển bình thường nên rất yên tâm. Vì không thấy hiện tượng gì bất thường và cũng do nhiều người nói siêu âm nhiều không tốt nên sau một tháng tôi không đi khám lại như lời dặn của bác sỹ.

Giữa tháng thứ 4, tôi lại bị ra máu nhưng lần này nhiều hơn và có mầu đỏ sậm. Cũng như những lần trước, tôi không đến bệnh viện mà chủ quan ở nhà nằm nghỉ. Hơn một ngày sau hiện tượng ra máu cũng chấm dứt. Tôi tưởng mọi chuyện sẽ ổn nhưng chỉ hai ngày sau,  máu ra ồ ạt và đen đậm như ngày đèn đỏ kèm với những cơn đau bụng dữ dội. Tôi hốt hoảng bảo chồng đưa vào bệnh viện.

Lần này tôi phải siêu âm rất nhiều lần trước khi bác sỹ đi đến kết luận rằng tử cung của tôi bị dị dạng bẩm sinh. Ở giữa có một vách ngăn ngăn đôi tử cung khiến cho việc phát triển của thai nhi không bình thường. Hiện tượng ra máu là do khi thai nhi lớn lên sẽ trở nên trật chội khi va chạm với vách ngăn, dễ gây hiện tượng xảy thai. Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm nên làm phẫu thuật trước khi có ý định sinh con.

Giờ thai nhi cũng đã gần 5 tháng, tôi cũng trải qua bao nhiêu ngày mệt mỏi, ốm nghén, chờ đợi đứa con chào đời. Chuẩn đoán của bác sỹ khiến tôi rụng rời nhưng vẫn không được chỉ định “xử lý” thai nhi mà tôi phải về nhà chờ đợi. Tôi cũng mơ hồ đoán được điều tất yếu sẽ xảy ra và chờ đợi ngày đó một cách đau xót.

cham-soc-ba-de-sau-sinh

Thiếu kiến thức tôi đánh mất đứa con

Chỉ một tuần sau, tôi bị ra máu nhiều hơn kèm theo cơn đau bụng dữ dội. Khi đến bệnh viện bác sỹ nói tôi đã bị sảy thai.  Theo bác sỹ thì khi có hiện tượng ra máu tôi nên đến ngay bệnh viện để được khám bệnh và chuẩn đoán. Khi ấy thai nhi còn rất nhỏ, có thể dùng kỹ thuật nội soi để xử lý vách ngăn trong tử cung trước khi thai lớn dần lên. Giá như tôi cảnh giác với việc ra máu trong thai kỳ thì đâu đến nỗi. Thiếu kiến thức trong việc mang thai và làm mẹ khiến tôi để mất đứa con đầu tiên với bao nhiêu kỳ vọng, mong ngóng.

Bác sỹ dặn, đợi sức khỏe ổn định lại tôi sẽ phải đến phẫu thuật tử cung nếu còn muốn sinh con. Hơn thế nữa, trước khi sinh con nên đi khám tổng thể để biết khả năng có thai có được bình thường không. Trong thai kỳ, nên cảnh giác với việc ra máu và đến ngay bệnh viện khám để kịp xử lý, tránh tình trạng tổn hại đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.Kiến thức trước khi mang thai rất quan trọng, chúng ta không nên lơ là và chủ quan để làm mất đi cơ hội một lần làm mẹ.

nganh-ho-sinh-tuyen-sinh-nam-2015

Đào tạo Trung cấp hộ sinh chuyển đổi văn bằng 2 T7&CN tại đâu?

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

Nguồn: giadinhvietnam.com