1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Các cách tăng sức đề kháng cho trẻ mà cha mẹ nên biết

1

Trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, khi giao mùa… Do đó, tăng sức đề kháng cho bé là mối quan tâm của hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay.

Tăng sức đề kháng cho bé để phòng ngừa bệnh tật

Tăng sức đề kháng cho bé để phòng ngừa bệnh tật

Các bí quyết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ các cách tăng sức đề kháng cho trẻ để nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh bao gồm:

Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa non có trong sữa mẹ được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời có hệ miễn dịch phát triển tốt hơn, ít bị nhiễm trùng và dị ứng hơn.

Tiêm chủng đúng lịch

Đảm bảo tiêm chủng cho trẻ đầy đủ các mũi, đúng lịch, không bị gián đoạn là vô cùng quan trọng đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị hen suyễn và gặp phải các bệnh lý mạn tính khác.

Cho con một chế độ ăn lành mạnh

Khuyến khích trẻ ăn một bữa ăn bảy sắc cầu vồng, tức là gồm nhiều loại trái cây, rau củ với đủ loại màu sắc.

  • Các loại quả mọng, ớt chuông và bông cải xanh có màu sắc rực rỡ và giàu chất chống oxy hóa.
  • Cam và các trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, tạo hàng rào chống lại virus và vi khuẩn.
  • Các loại rau lá xanh như rau chân vịt rất giàu chất sắt giúp hỗ trợ sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể.
  • Quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc và đậu chứa các acid béo omega quan trọng.
  • Trứng là một nguồn protein tuyệt vời và có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Lưu ý, mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều đường và các loại đồ ăn vặt trong bữa ăn của bé nhé.

Duy trì cho bé một hệ đường ruột khỏe mạnh

Sức khỏe đường ruột rất quan trọng đối với một hệ tiêu hóa tốt, đây là nơi dễ bị các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Các loại thực phẩm giàu probiotic giúp củng cố đường ruột và hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn.

Sữa chua là một nguồn probiotic tuyệt vời mà mẹ có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày của cả gia đình.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc cũng là một cách giúp tăng đề kháng cho trẻ. Hầu hết trẻ em cần ngủ liên tục từ 10 đến 14 giờ mỗi ngày. Hãy tập cho trẻ thói quen trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng hoặc đọc sách cho trẻ nghe để trẻ ngủ ngon hơn.

Một đứa trẻ tràn đầy năng lượng và được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ có sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

Tăng cường vận động cho trẻ

Trong vấn đề sức khỏe mẹ và bé, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng đối với thể lực của trẻ. Một giờ vui chơi hoạt động có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu đối với sức khỏe và tăng đề kháng cho bé. Hãy tập thể dục cùng bé hoặc cho bé chơi một môn thể thao cùng cả gia đình để tăng sự gắn kết và tạo thêm niềm vui cho bé nhé.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế tiếp xúc với virus và vi khuẩn chống nhiễm trùng. Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi chơi, trước và sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

Cho trẻ hoạt động ngoài trời

Bất cứ khi nào có thể, hãy đưa trẻ ra ngoài trời để hít thở không khi trong lành và tăng cường hấp thụ vitamin D.

Hãy để trẻ tự do chơi đùa với các con vật, chạy chân trần trên cỏ và cứ để trẻ bẩn một chút cũng không sao, vì việc tiếp xúc với vi khuẩn hàng ngày dạy cơ thể thích nghi và đa dạng hóa các loại vi khuẩn có ích trong cơ thể. Lưu ý là hãy đảm bảo trẻ rửa tay đúng cách khi kết thúc cuộc chơi nhé!

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

Tác hại của khói thuốc lá có lẽ ai cũng biết vì các chất độc trong khói thuốc có thể giết chết các tế bào khỏe mạnh. Trẻ em thở với tốc độ nhanh hơn người lớn, do đó sẽ hít phải nhiều khói thuốc hơn người lớn rất nhiều, dẫn đến tác hại nó gây ra cho trẻ cũng nghiêm trọng hơn.

Nếu cha hoặc mẹ đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc ngay để tránh gây hại cho bé.

Tránh lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, mặc dù kháng sinh có tác dụng nhanh nhưng sử dụng kháng sinh ngay lập tức không phải là là lựa chọn tốt nhất. Thuốc kháng sinh thường tiêu diệt cả các vi khuẩn tốt cùng với các vi khuẩn có hại, do đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.

Không những thế, các bệnh hay gặp ở trẻ em thường chủ yếu do virus chứ không phải vi khuẩn, do đó thuốc kháng sinh không chỉ không có tác dụng trong trường hợp này, mà lạm dụng kháng sinh còn khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng hơn.

Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ các y bác sĩ, cha mẹ nhé.