1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Vai trò của nữ hộ sinh trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

0

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé do nữ hộ sinh thực hiện được đánh giá là “một trong những ngành trụ cột của dịch vụ y tế ở bất kì quốc gia nào”.

Vai trò của nữ hộ sinh trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Vai trò của nữ hộ sinh trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Vai trò quan trọng của nữ hộ sinh với sức khỏe mẹ và bé

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp hộ sinh chính quy, nữ hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng…với vai trò chính là hỗ trợ bác sĩ sản khoa chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.

Nữ hộ sinh đồng hành cùng người mẹ ngay từ khi mang thai cho đến khi đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, làm những công việc thầm lặng để chuẩn bị cho một em bé được sinh ra một cách thuận lợi nhất, mang lại hạnh phúc cho hành triệu gia đình sau mỗi ca “mẹ tròn con vuông”.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá vai trò quan trọng của ngành Hộ sinh như sau: “Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho sản phụ do điều dưỡng hộ sinh cung cấp là một trong những ngành trụ cột của dịch vụ y tế ở bất kì quốc gia nào”. Từ năm 1990 ngành hộ sinh chính thức được công nhận là một ngành nghề trong hệ thống y tế , cho thấy vai trò quan trọng của công việc thầm lặng này.

Những công việc của nữ Hộ sinh tại cơ sở làm việc

Công việc của Hộ sinh được coi là ngành nghề thầm lặng nhưng mang  ý nghĩa cao cả. Tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám sản khoa…công việc chính của nữ Hộ sinh hàng ngày bao gồm:

  • Chăm sóc sản phụ trong quá trình mang thai, tư vấn trước sinh cho thai phụ, phát hiện những những rối loạn sinh lý thông thường và đề ra những kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng trường hợp.
  • Theo dõi diễn biến cuộc chuyển dạ, chăm sóc nhu cầu sinh lý cơ bản cho thai phụ, tạo cảm giác an toàn cho thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ một cách toàn vẹn.
  • Phát hiện những biến chứng kịp thời để xử lý nhanh chất tai biến xảy ra, hạn chế được tử vong bảo vệ mẹ và thai nhi.
  • Chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp bác sĩ trong trường hợp đẻ khó, thủ thuật phức tạp.
  • Tư vấn kế hoạch hoá gia đình cho người phụ nữ sau sinh, hướng dẫn sản phụ cho con bú, chăm sóc trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.
  • Nữ hộ sinh còn là người theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời gian nằm viện.

Có thể nói  nữ hộ sinh chính là những “bà Mụ” thời hiện đại, đồng hành cùng phụ nữ ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ cho đến khi “vượt cạn” thành công. Bên cạnh đó, Hộ sinh còn là người tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hay là giảng viên tại các Trường Cao đẳng Y Dược, Trung cấp Y Dược…..

Nữ hộ sinh chăm sóc trẻ em

Hồ sơ học Trung cấp Hộ sinh năm 2017

Trung cấp Hộ sinh xét tuyển năm 2017 chỉ với điều kiện học viên tốt nghiệp từ THCS trở lên. Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Hộ sinh năm 2017 bao gồm:

  • 01 phiếu đăng ký tuyển sinh Trung cấp theo mẫu.
  • 02 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp (nếu có)
  • 02 bản sao Học bạ (nếu có);
  • 02 bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm đối với các lớp chuyển đổi văn bằng 2 hệ đào tạo 1 năm.
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
  • 04 ảnh 3×4;
  • 01 phong bì dán sẵn tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh.

Địa chỉ đăng ký học Trung cấp Hộ sinh năm 2017

Nếu bạn yêu thích công việc ý nghĩa này, có nhu cầu theo học để trở thành nữ hộ sinh trong tương lai, hãy gửi Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Hộ sinh 2017 về địa chỉ:

Tuyển sinh Trung cấp hộ sinh hệ chính quy

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Nguồn: Trungcaphosinh.com