1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Những nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm họng cấp ở trẻ em?

0

Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm họng cấp ở trẻ em?

  • Nhận biêt và điều trị tình trạng thiếu Canxi ở trẻ
  • Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè
  • Những lưu ý về nguy cơ táo bón ở trẻ em khi sử dụng kháng sinh

Viêm họng cấp ở trẻ em là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, viêm họng cấp là bệnh nhiễm trùng vùng niêm mạc và dưới niêm mạc ở họng. Đây là một trong những bệnh trẻ em mắc phải nhiều nhất. Bệnh gây tình trạng sưng, đau họng, sốt cao khiến bé quấy khóc, bỏ ăn. Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp là lành tính, có thể khỏi trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Do điều kiện sống

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
  • Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc
  • Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, …
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo….
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩntan huyết nhóm A có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Candida.

Do lây truyền

  • Trẻ đi học mẫu giáo, trong lớp có bạn bị cúm, sởi, nhiễm vi khuẩn gây lây nhiễm.
  • Người lớn có thói quen hôn trẻ, đặc biệt là vào miệng khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em như thế nào?

Theo trang tin tức Sức khỏe mẹ và bé cho biết: Các triệu chứng lâm sàng của viêm họng cấp trẻ em gồm sốt cao đột ngột, đau rát họng, họng sưng đỏ, amidan sưng to và phủ lớp dịch tiết màu vàng, có thể xuất hiện chấm xuất huyết trên vòm miệng và thành sau hầu. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể kèm theo đau đầu, nôn mửa, đau bụng thường xuyên.

Trẻ bị viêm họng cấp có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, thường gặp ở trẻ nhỏ. Đi kèm với sốt là cơ thể ớn lạnh, đau đầu, chán ăn, đau mỏi toàn thân, có thể xuất hiện hạch ở góc hàm, hạch có thể di chuyển, sờ thấy đau.

Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ đau họng khác nhau. Có thể chỉ đau họng khi nuốt thức ăn, khi uống nước hoặc có thể sưng đau ngay cả khi nói chuyện, một số trường hợp bé có thể cảm giác cơn đau họng lan tới bên trong tai.

Bé bị viêm họng cấp có kèm theo ho khan, ho từng cơn, sau đó ho có đờm, ngạt mũi hay sổ mũi. Tiếng nói có thể khàn nhẹ, sau đó tình trạng ngày càng nặng và có thể mất tiếng.

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng cấp

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, các bậc phụ huynh nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm cho trẻ: giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.

  • Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ
  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,… để giải nhiệt kháng viêm.
  • Tránh cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn giữ nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.
  • Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái,hạn chế quấy khóc làm bệnh lâu khỏi.
  • Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,… để hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng. Có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với người khác.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.