1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nhiễm giun kim ở trẻ em? Nguyên nhân và cách phòng tránh

0

Nhiễm giun kim là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhưng bệnh không nguy hiểm, ít gây hại đến sức khỏe và cũng dễ điều trị. Vậy những nguyên nhân gây nhiễm giun kim ở trẻ là gì? Cách phòng tránh? cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

benh-nhiem-giun-kim

Chu trình gây nhiễm giun kim ở trẻ em

Một số nguyên nhân gây nhiễm giun kim ở trẻ em

Bệnh nhiễm giun kim ở trẻ em có nhiều nguyên nhân như gây khó chịu (đặc biệt là ngứa) ở hậu môn đối với trẻ em bao gồm táo bón, vệ sinh kém và giun kim. Cảm giác đau khi đi ngoài có thể dẫn tới táo bón và một số chỗ nứt hậu môn – vết rách gây đau ở niêm mạc lót trong hậu môn, điều này thường dẫn tới táo bón thêm bởi vì bé sẽ sợ đau mà nín đi cầu . Với nhiều trẻ thì ngứa là do nhiễm giun kim, dữ dội nhất là vào ban đêm. Khi trẻ gãi vào chỗ ngứa sẽ làm cho da kích ứng hơn nữa và dễ bị nhiễm trùng.

Những nguyên nhân nghiêm trọng của đau hậu môn bao gồm cả bệnh trĩ tuy nhiên nguyên nhân này là không phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu trẻ bị trĩ thì có thể đó là một biểu hiện của bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Một điều lưu ý, các bậc phụ huynh hãy để ý bất cứ hiện tượng bầm dập nào quanh hậu môn của trẻ. Hiện tượng này gợi ý khả năng trẻ đã bị lạm dụng tình dục, nhất là khi trẻ ngần ngại nói lý do bị bầm và khó chịu.

Trên đây là nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ngứa và khó chịu quanh hậu môn, trong đó một số nguyên nhân có thể gây nhiễm giun kim. Vì vậy, hãy theo dõi cuộc trò chuyện cùng các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm giun kim ở trẻ và cách điều trị.

Giải đáp tình trạng nhiễm giun kim và cách phòng tránh giúp bé có sức khỏe tốt

Hỏi: Thưa bác sĩ, tại sao nhiễm giun kim thường gặp nhất ở trẻ em?

Trả lời:

Giun kim được tìm thấy ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi và mức độ kinh tế, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Giun kim rất dễ lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác, đặc biệt ở các nhà trẻ và các trường bán trú, nội trú. Nhiễm giun kim tuy rất phiền toái nhưng lại vô hại mặc dù giun kim có khả năng mang vi khuẩn trong phân tới đường sinh dục nữ và gây viêm âm đạo .

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cho hay, trẻ có thể ăn phải trứng giun kim trong móng tay, trên quần áo hay chăn nệm, hoặc cả từ bụi trong nhà  khi người lớn quét dọn, bụi bay khắp nơi và trẻ con hít phải. Trứng sẽ nở trong dạ dày và ấu trùng sẽ xâm nhập vào ruột, ở đó chúng phát triển thành những con giun trắng dài tầm 1 cm, về đêm, giun cái sẽ đẻ trứng gần hậu môn của trẻ. Khi giun cái bò ra đẻ trứng vào ban đêm sẽ gây ngứa xung quanh hậu môn của trẻ, khi đó trẻ sẽ gãi chỗ ngứa, điều này khiến móng tay bé dính thêm trứng giun và trẻ có thể ăn lại chúng vào ngày hôm sau.

Nếu con bạn bị ngứa hậu môn, thường xuyên ngọ nghoậy khó ngủ, hãy lấy băng dính dán vào hậu môn và xung quanh vào buổi sáng sớm sau đó đem tới gặp bác sĩ nhi: trứng và giun dính vào đó sẽ được tìm thấy nếu như trẻ bị nhiễm giun kim.

Giun kim có thể bị tiêu diệt bằng thuốc sổ giun trong 1 vài ngày, tuy nhiên do hiện tượng tái nhiễm rất phổ biến cho nên có thể cần phải lặp lại điều trị. Khi trẻ bị nhiễm giun nên giặt chăn ga và quần áo bằng nước nóng để loại bỏ trứng và ngăn không cho giun kim lan rộng, sổ giun định kì cho cả nhà.

Hỏi: Thưa bác sĩ, cách phòng tránh để phòng mắc nhiễm giun kim?

Trả lời: 

Để đề phòng mắc bệnh giun kim cũng như tránh tái nhiễm thì việc vệ sinh cá nhân là hết sức cần thiết. Đối với những trẻ đã mắc giun kim thì không để trẻ tái phát, muốn vậy cần thực hiện những biện pháp sau: không cho trẻ mặc quần thủng đít, không để trẻ mút tay và cần cắt ngắn móng tay theo định kỳ, người lớn và trẻ em trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nếu mẹ dùng tay bắt giun kim cho trẻ ở rìa hậu môn, thì sau khi tiến hành xong phải rửa tay sạch bằng xà phòng nhiều lần, dùng khăn lau khô tay và sau đó khăn phải được giặt, là hoặc nhúng khăn vào nước đun sôi để tránh trứng giun kim lây lan, cần cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và 12 tháng đối với trẻ dưới 2 tuổi, không nên cho trẻ ăn rau sống và các loại thực phẩm chưa nấu chín, nên cho trẻ uống chưa đun sôi.

phong-benh

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi bé bị đau ngứa và khó chịu ở hậu môn thì có cần đưa đi khám không?

Trả lời: Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi hậu môn của trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị đau và chảy máu hậu môn
  • Trẻ bị táo bón nặng và khó chịu ở hậu môn, có khi kèm chảy máu hậu môn
  • Trẻ bị trĩ, có khi lòi búi trĩ ra ngoài
  • Trẻ bị ngứa hậu môn hoặc ngứa xung quanh hậu môn và ngứa dữ dội hơn về đêm
  • Trẻ bị đau, nổi mẩn đỏ ở quanh hậu môn
  • Trẻ bị bầm dập gần hậu môn

Ngoài nhiễm giun kim ra thì nứt hậu môn cũng nên được quan tâm vì vết nứt sẽ không thể tự lành được nếu như không có các biện pháp làm mềm phân thích hợp như sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc các thức ăn có nhiều chất xơ.

Hy vọng những giải đáp trên có thể giúp các bậc phụ huynh có thể có những biện pháp giúp trẻ tránh mắc phải những bệnh gây ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguồn: trungcaphosinh.com