1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


Hộ sinh hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

1

Chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt là bé 2-3 tháng tuổi cần chú trọng đến từng chi tiết của bé. Hộ sinh sẽ hướng dẫn chăm sóc bé 1 cách toàn diện nhất ngay cả khi mẹ lần đầu có bé

Trẻ sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi có khả năng chú ý đến những sự việc diễn ra xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé cũng tốt hơn. Vào khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu đáp ứng lại tình cảm của mẹ bằng những nụ cười và tính cách riêng của bé cũng bắt đầu bộc lộ rõ nét. Tùy vào từng giai đoạn mà bà mẹ có cách chăm sóc trẻ đúng cách.

tre-so-sinh-2-3-thang-tuoi-va-cach-cham-soc

Tầm nhìn của bé

Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc

Ngoài ra, bạn có thể chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.

Để phát triển thị giác cho bé được tốt nhất, bạn nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

Ngoài việc treo đồ chơi, bạn cũng có thể treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

Hoạt động của bé

  • Giai đoạn này, bé của bạn không còn chịu nằm yên ngủ nữa, nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.
  • Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng.
  • Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được.
  • Bạn có thể cho bé chơi những món đồ chơi nhỏ có thể nhiều màu sắc, cho bé tập khả năng cầm, nắm và phát triển thị lực cho bé

Âm thanh

Bé của bạn lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

Vì thế, khi chăm sóc trẻ sơ sinh bạn hãy nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, bé của bạn sẽ thích lắm đấy.

cach-xu-ly-khi-be-bi-sot-2

Thính giác

  • Giai đoạn này với bé, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh. Lúc này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.
  • Bạn có thể mua cho bé đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.
  • Nếu khi bé của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của bé.

Giấc ngủ của trẻ

  • Thời điểm này, bé ngủ ít hơn một chút so với bé một tháng tuổi, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường bé ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Còn ban đêm, thời gian ngủ của bé từ 10-12 tiếng. Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp.
  • Khi đã quen với thời gian và thời điểm bé ngủ, bạn có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé.

tam-cho-tre-so-sinh-2

Nữ hộ sinh hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

  • Khi nói chuyện với bé, bạn nên chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nhịp nhàng. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Bạn cũng có thể ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ cũng khiến bé thích thú tập trung.
  • Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Chú ý giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.
  • Cho bé nằm ngửa trên giường và khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân…
  • Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé.
  • Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

  • Bạn nên tránh ánh sáng mạnh chiếu vào mắt bé, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt của bé.
  • Khi chụp ảnh, tránh sử dụng ánh sáng đèn, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé.
  • Không được cho bé uống thuốc với nước trà, để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… gần bé vì lúc này bé đã khá hiếu động, bé có thể dùng tay kéo, giật mình bất kỳ thứ gì xung quanh.

be-moc-rang

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Nhận biết những gương mặt và giọng nói khác nhau. Cho thấy đáp ứng của bé khi bé thích 1 món đồ chơi nào đó.
  • Theo dõi những cử động bên ngoài. Thích thú khi nhìn những màu sáng, vật thể 3 chiều.
  • Mở tay ra thường hơn, nhiều hơn là cứ nắm tròn tay lại.
  • Thích thú các đồ chơi. Có thể im lặng khi làm việc này.
  • Giữ các vật vài giây trước khi buông xuống.
  • Xác định sở thích tư thế ngủ của mình.

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.
  • Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.
  • Thời gian bú và ngủ cũng đều đặn hơn. Ở tháng này, bé có thể bắt đầu ngủ cả đêm nhưng có vài bé vẫn thức dậy để đòi bú.
  • Cử động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dùn bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ. Sự điều khiển đầu của bé được cải thiện hơn.
  • Cảm giác của bé cải thiện tốt hơn, ví dụ như bé sẽ nhìn tới hướng có tiếng động hấp dẫn hoặc bắt đầu bú khi thấy bình sữa.

Chơi để phát triển:

  • Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ hành với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng 1 giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.
  • Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa 1 đồ chơi sáng màu trước mặt b é khoảng 10cm. Nói với bé bạn đang làm gì.
  • Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. làm như vậy ở tai bên kia của bé.
  • Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngoài mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập 1 cuộc đi dạo hàng ngày.
  • Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

Nuôi dưỡng bé:

  • Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết, không nên cho bé bú sữa bò.
  • Cho bé bú khoảng 5 lần mỗi ngày, bé bú được khoảng 150ml/kg cân nặng mỗi ngày.
  • Không bỏ bột ngũ cốc loãng hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa trong thời gian này. Bé còn rất nhỏ để có thể tiêu hoá được những thức ăn không phải là sữa.

Xem thêm:

cham-soc-tre-so-sinh

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ

  • Cho bé bú cả 2 vú mỗi khi cho bú để kích thích sự tạo sữa và nhớ cho bé bú hết 1 bên rồi mới đến bên kia.
  • Không nên ăn kiêng trong thời gian cho bý, giảm bớt năng lượng hấp thu vào sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa.
  • Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, hãy nhắc với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú và hãy tư vấn với bác sĩ của con bạn trước khi bạn uống bất cứ loại thuốc không cần kê toa nào.
  • Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.
  • Giai đoạn này bé bắt đầu quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Bé cười nhiều và chân tay cựa quậy liên tục.
    Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Đồ chơi

  • Chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.
  • Đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.
  • Dùng gương không vỡ cho bé soi vào để quan sát mình, giúp luyện tập ý thức tự ngã.
  • Treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.
  • Treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

Cảnh báo

  • Trong những tháng này, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển dưới đây thì phải nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra hoặc tìm chuyên gia để được tư vấn.
  • Vẫn không thể dùng mắt dõi theo những vật di động trong tầm nhìn.
  • Cơ thể quá mềm hoặc quá cứng.
  • Không có phản ứng đối với những âm thanh lớn.
  • Nghe giọng của mẹ mà vẫn không cười.
  • Khi bế bé ở tư thế nằm ngửa, đầu của bé vẫn không ngóc lên.

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM