1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (21 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


11 Điều về sinh nở không phải ai cũng nói cho bà bầu biết?

0

Mỗi lần sinh nở là một trải nghiệm khác nhau, khoảnh khắc thiêng liêng mang lại nhiều cảm xúc cho mẹ. Nữ hộ sinh sẽ tiết lộ 11 điều sau đây cho bà bầu để cảm thấy tự tin hơn khi sinh.

Sinh nở có thể là một kinh nghiệm tuyệt vời, và cũng có thể là một kinh nghiệm đầy đau khổ. Khi bạn cho rằng bạn biết tất cả về sinh nở cũng là thời điểm bạn nhận ra mình không biết gì. Đừng quá lo lắng, hít một hơi sâu và đọc 11 điều nữ hộ sinh tiết lộ dưới đây để không quá ngạc nhiên lúc đón bé

nu-ho-sinh-tiet-lo-11-dieu-sinh-no-khong-phai-ba-bau-nao-cung-biet-2
Nữ hộ sinh tiết lộ 11 điều bà bầu nên biết?

Cho dù bạn lần đầu làm mẹ hay đã có 2 đứa con, một em bé mới ra đời luôn là một điều bất ngờ và dịu dàng nhất. Thế nhưng khoảnh khắc đặc biệt đấy không đến cho đến khi bạn đã trải qua quãng thời gian khủng khiếp của quá trình chuyển dạ và sinh con. Không lần nào giống lần nào! Và đây là 11 điều bạn có thể không biết nhưng cần phải hiểu để không bị quá ngạc nhiên.

1.Ngày dự sinh không đúng

Trong quá trình mang thai, mỗi bà mẹ đều được bác sĩ đưa ra một ngày dự sinh cụ thể. Ngày tháng này giúp họ vượt qua chín tháng thai kì và mong ngóng khi gần kề. Tuy nhiên, chỉ có 5% phụ nữ lên bàn đẻ vào đúng ngày dự sinh. Vì thế đừng lo lắng nếu em bé vẫn chưa ra đời khi đã đến ngày dự sinh.

2. Nữ hộ sinh khuyên bạn không nên ăn nhiều trước khi chuẩn bị sinh

Nhiều quan niệm cũ của các bà, các mẹ cho rằng ăn càng nhiều thì càng có sức khỏe trong quá trình sinh nở. Nhưng các bác sĩ khuyến khích bà bầu chỉ nên ăn nhẹ trước khi lên bàn đẻ.

3. Bà bầu có thể đại tiện trong quá trình sinh nở

Đây là một trường hợp không ai muốn thừa nhận nhưng chắc chắn nó đã xảy ra với nhiều người. Đừng xấu hổ nếu điều đó đến với bạn. Các y tá và bác sĩ đỡ đẻ đã gặp việc này không phải chỉ một, hai lần.

4. Quá trình sinh nở không kết thúc ngay cả khi em bé đã ra đời

Vẫn còn nhau thai cần phải đẩy ra ngoài sau khi em bé xuất hiện. Nhưng thật may mắn, quá trình này diễn ra nhanh chóng và không hề đau đớn.

nu-ho-sinh-tiet-lo-11-dieu-sinh-no-khong-phai-ba-bau-nao-cung-biet
Nữ hộ sinh tiết lộ 11 điều bà bầu nên biết?

5. Hình dạng đầu của bé sẽ thay đổi

Nếu bà bầu sinh thường, xương đầu bé sẽ phải nén lại khi chui ra ngoài. Chúng không thể khôi phục lại hình tròn ngay lập tức mà phải mất đến vài ngày. Hiện tượng này có thể kéo dài hơn nếu có sự can thiệp trong quá trình sinh nở, ví dụ như dùng kẹp hoặc máy hút.

6. Chiếc rốn không còn như cũ

Dây rốn sẽ ngắn lại ngay sau khi sinh nhưng vết tích của nó sẽ còn lại nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Bạn sẽ thấy rốn mình sẫm màu đi và không còn xinh xắn như trước. Tuy nhiên, đổi lại bạn đã có một em bé thật đáng yêu rồi, đúng không?

7. Trẻ sơ sinh trông như được bao phủ trong một lớp màng

Nhiều em bé khi sinh ra trông giống như được phủ trong một lớp màng màu trắng, đặc biệt là các bé sinh trước 40 tuần. Lớp màng này gọi là vernix caseosa, chúng giúp bảo vệ làn da của bé trong bụng mẹ.

8. Em bé của bạn có thể có rất nhiều lông

Một vài bé trông giống một… chú khỉ con khi vừa chào đời. Bạn sẽ thấy ngoài tóc, bé có một ít lông tay, lông vai, và thậm chí cả ở lưng. Tuy nhiên những sợi lông này sẽ rụng đi nhanh chóng.

nu-ho-sinh-chuan-bi-do-trong-thoi-ky-sinh-de-2
Nữ hộ sinh tiết lộ 11 điều bà bầu nên biết?

9. Bạn có thể chịu đau khi massage

Để giúp tử cung của bạn trở lại kích thước bình thường, một y tá có thể sẽ xoa bóp bụng của bạn. Đây sẽ là lần massage đau nhất mà bạn từng nhận được.

10. Bà bầu phải đeo bỉm khi ra viện

Chảy máu sẽ tiếp tục cho đến khi bạn về nhà. Với vài người, quá trình này kéo dài đến 6 tuần nên hãy đối mặt với khả năng bạn sẽ phải “đóng” tã sau khi sinh.

11. Gây tê màng cứng không có nghĩa là tê liệt

Có rất nhiều phụ nữ chọn phương pháp gây tê màng cứng để giảm đau khi sinh nở. Nhưng khi gây tê không có nghĩa là bạn mất hoàn toàn cảm giác. Có người vẫn cử động được chân, người khác di chuyển được phần dưới cơ thể, nhưng không chắc chắn ai thấy cảm giác gì ở vùng bụng. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn thấy cơn đau co thắt nhưng cũng nhớ rằng bạn không bị tê liệt hoàn toàn khi áp dụng phương pháp này.

(Theo Congluan)